Ông Nguyễn Đức Hòa (Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương) vừa tiết lộ về tình hình thời tiết dịp tết Nguyên Đán sắp tới.
Trước thềm tết Nguyên Đán Quý Tỵ, theo nhận định, nền nhiệt tại Hà Nội sẽ ở vào khoảng 16 – 17 độ C |
Khoảng 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán Quý Tỵ. Để độc giả nắm được tình hình thời tiết trong dịp Tết này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Hòa – Phó trưởng phòng Dự báo khí tượng Hạn vừa – Hạn dài của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương.
- Trước thềm tết Nguyên Đán 2013, thời tiết sẽ thế nào thưa ông?
Theo dự báo, vào cuối tháng 1/2013, tức là gần Tết Quý Tỵ, sẽ có một đợt không khí lạnh cường độ khá mạnh tràn xuống miền Bắc, gây ra rét đậm rét hại trở lại trên diện rộng, ở vùng núi cao như Mẫu Sơn, Trùng Khánh, Sa Pa, Y Tý… có thể lại xảy ra băng giá.
Tại Hà Nội, theo dự báo đã đưa từ đầu tháng 1, nền nhiệt độ trong tháng này sẽ dao động từ 15,5 – 16 độ C, thấp hơn một chút so với nhiệt độ trung bình nhiều năm. Khoảng 10 ngày cuối tháng 1 và những ngày giáp tết Nguyên đán 2013, nền nhiệt có xu hướng tăng hơn so với thời điểm này và nhích hơn một chút so với mức trung bình nhiều năm. Trước thềm tết Nguyên Đán Quý Tỵ, theo nhận định, nền nhiệt tại Hà Nội sẽ ở vào khoảng 16 – 17 độ C.
- Ông có thể đưa ra nhận định xu thế thời tiết trong đêm giao thừa và những ngày sau đó?
Như nhận định của trung tâm chúng tôi, các tháng đầu vụ (tháng 11 và tháng 12) và 2 tháng cuối vụ đông xuân (tháng 3 và tháng 4/2013), nền nhiệt trung bình tháng sẽ phổ biến ở mức cao hơn một chút so với trung bình nhiều năm (khoảng 0,5 đến 1 độ C).
Trên thực tế nền nhiệt tháng 11 và tháng 12/2012 đã cao hơn từ 1 đến 2 độ C. Một số nơi ở phía tây Bắc Bộ còn cao hơn đến 3 độ, các tháng giữa vụ (tháng 1, tháng 2/2013) ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn một chút so với mức trung bình nhiều năm.
Như vậy, đến thời điểm này xu thế thời tiết cũng đang diễn ra gần sát với nhận định của chúng tôi, tức là 2 tháng đầu mùa đông xuân ấm hơn và mưa cũng nhiều hơn so với bình thường.
Trong tháng 1/2013 (tức là từ nay đến tết Nguyên Đán), nền nhiệt độ ở các tỉnh miền Bắc mức xấp xỉ hoặc thấp hơn một ít so với trung bình nhiều năm. Tức là nhiệt độ trung bình tháng sẽ ở mức thấp hơn dao động từ 0 – 1 độ. Chẳng hạn như ở Hà Nội, nhiệt độ trung bình nhiều năm tháng 1 ở mức 16,4 độ C thì dự báo tới đây, nhiệt độ sẽ ở mức từ 15,5 đến 16,5 độ C.
Ông Nguyễn Đức Hòa - Phó trưởng phòng Dự báo khí tượng Hạn vừa – Hạn dài của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương
Các đợt rét đậm, rét hại tập trung nhiều vào 20 ngày đầu tháng 1, 10 ngày cuối tháng 1 và những người trước tết Nguyên Đán nền nhiệt có xu hướng ấm dần lên. Rét đậm, rét hại vẫn có khả năng xảy ra trong thời gian này, tuy nhiên, mức độ sẽ không rét như đợt rét vừa qua và thời gian ảnh hưởng cũng sẽ không kéo dài.
Như vậy trước tết và sau tết, nền nhiệt có xu hướng ấm dần lên. Các khu vực khác trên phạm vi toàn quốc nhiệt độ sẽ ở mức cao hơn một ít so với trung bình nhiều năm cùng thời kì.
Về tình hình mưa, tại Bắc Bộ phổ biến ở mức cao hơn một chút so với trung bình nhiều năm (có khả năng xảy ra nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn, đặc biệt ở các tỉnh phía đông Bắc Bộ). Tại Trung Bộ, các tháng đầu năm 2013 phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kì.
Nam Bộ và Tây Nguyên phổ biến ở mức cao hơn một ít so với trung bình nhiều năm, trong thời gian tới là mùa khô tại khu vực này, tuy nhiên có khả năng xảy ra nhiều đợt mưa trái mùa hơn bình thường.
Còn quá sớm để đưa ra dự báo chính xác nhiệt độ các vùng miền trong đêm giao thừa hoặc từng ngày cụ thể trước và sau tết Nguyên Đán 2013 ra sao.
Với xu thế nền nhiệt tăng như thế này, chắc chúng ta chẳng thể tới đâu ngắm tuyết rơi tại Việt Nam trong những ngày nghỉ tết Nguyên Đán và có lẽ cũng chẳng có mưa tuyết hay mưa đá.
Về bão, đó là hiện tượng thời tiết nguy hiểm rất khó dự báo. Theo nhận định, trong những tháng đầu năm 2013 này vẫn có khả năng xuất hiện bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Nam biển Đông. Tuy nhiên, bão ít có khả năng ảnh hưởng tới Bắc Bộ.
- Ông có thể đưa ra nhận xét khái quát về tình hình thời tiết từ đầu mùa đông đến nay?
Từ giữa tháng 9 đã xảy ra không khí lạnh mạnh, các đợt kế tiếp sau có cường độ yếu đến trung bình, chỉ gây gió mạnh trên biển Đông và thời gian tác động không kéo dài do vây nền nhiệt độ trung bình tháng trong các tháng 10, 11 và 12/2012 ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kì.
Tính đến hết tháng 12/2012, đã xảy ra 22 đợt không khí lạnh trong đó có 13 đợt gió mùa đông bắc và 9 đợt không khí lạnh tăng cường.
Đặc biệt, đợt không khí lạnh tăng cường ngày 29 vừa qua có cường độ rất mạnh, Bắc Bộ có mưa nhỏ rải rác, các tỉnh ven Trung Bộ có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to. Ngày 31/12, vùng núi cao một số nơi xuất hiện băng giá.
Đợt rét đậm, rét hại mới đây nhất xảy ra từ ngày 30/12/2012 và kéo dài đến nửa đầu tháng 1/2013.
Xin cảm ơn ông!
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?