Trong buổi ghi hình hôm 19/1, nhiều khán giả ngỡ ngàng vì Táo Kinh tế và doanh nhân tranh cãi về trĩ, nhưng màn đấu khẩu này đã được cắt bỏ ngay sau đó.
Trong buổi ghi hình Táo quân 2014 hôm 19/1, nhật vật Táo Kinh tế và doanh nghiệp của Thành Trung có đoạn tranh cãi khá thô tục. Thế nên, đạo diễn của chương trình quyết định cắt bỏ |
Sau đêm ghi hình đầu tiên, chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2014 nhận được khá nhiều phản hồi từ khán giả. Có người khen chương trình tập trung "đá xoáy" nhiều sự kiện nổi bật trong năm nhưng cũng có ý kiến chê Táo quân năm nay quá dài dòng và thiếu điểm nhấn.
Trong gần 1.000 khán giả có mặt tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội tối 19/1, không ít người lắc đầu ngao ngán vì câu chuyện liên quan tới căn bệnh trĩ của Táo Kinh tế và nhân vật doanh nhân do Thành Trung đảm nhận. Câu chuyện bắt đầu khi nhân vật Táo Kinh tế của Quang Thắng phân trần về gói hỗ trợ 30 ngàn tỷ để xây nhà cho người có thu nhập thấp.
Trong buổi ghi hình Táo quân 2014 hôm 19/1, nhật vật Táo Kinh tế và doanh nghiệp của Thành Trung có đoạn tranh cãi khá thô tục. Thế nên, đạo diễn của chương trình quyết định cắt bỏ.
Nhiều người muốn có cơ hội sở hữu một ngôi nhà như thế trong tình hình kinh tế hiện tại. Nhưng Táo Kinh tế lại treo gói hỗ trợ trên cột cao bôi mỡ và đưa ra những yêu cầu rất khắt khe cho các ứng viên muốn trèo lên. Ngoài gia cảnh thực sự khó khăn, Táo này còn đòi hỏi các ứng viên phải có… huyết áp trên 140 và bị bệnh trĩ. Chỉ nhân vật của Thành Trung đáp ứng đủ 3 điều kiện này. Màn tung hứng giữa Táo Kinh tế và nhân vật của Thành Trung còn có những đoạn thoại như “nhét trĩ vào”, “kéo trĩ ra” hay “đã trĩ còn bắt leo cột”… khiến nhiều khán giả cảm thấy thô tục, khó chịu.
Ở đêm thu hình thứ hai – 20/1, chi tiết này đã bị cắt bỏ. Một đại diện của đơn vị sản xuất chương trình Táo quân cho biết, đây là đoạn diễn tự phát của các diễn viên khi đang trong guồng diễn. Ngay sau buổi diễn đầu, đạo diễn đã yêu cầu bỏ vì cảm thấy không phù hợp.
Cũng trong sáng 20/1, Cục Nghệ thuật Biểu diễn cũng tổ chức họp bàn về nội dung của chương trình. Sau đó, họ đã gửi công văn góp ý với Đài Truyền hình Việt Nam và yêu cầu cắt bỏ các chi tiết không phù hợp.
Trước đó, Bộ VH-TT-DL gửi công văn hỏa tốc số 136 gửi Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị chỉ đạo việc dàn dựng biểu diễn chương trình Gặp nhau cuối năm. Công văn này nêu rõ, bên cạnh những mặt tích cực, chương trình cũng bộc lộ những hạn chế như diễn viên, nghệ sĩ sử dụng những động tác diễn xuất, lời thoại không phù hợp truyền thống văn hóa của dân tộc...
Chương trình Táo quân 2013 cũng từng bị Cục Nghệ thuật biểu diễn yêu cầu giải trình vì có nội dung phản cảm. Đó là chi tiết nhân vật Bắc Đẩu của Công Lý nói về việc phẫu thuật thẩm mỹ để trở thành phụ nữ. Biết Bắc Đẩu đã vứt “cái đó” đi, nhân vật Nam Tào, do diễn viên Xuân Bắc thể hiện, thốt lên: “Phí thế, không mang về ngâm Đẩu pín...”.
Đây là lần đầu tiên Táo quân bị tuýt còi sau 10 năm lên sóng. Tuy nhiên, sau đó, chương trình được cắt dựng lại ba lần, bỏ bớt những đoạn hài tục tĩu giữa “cô Đẩu” Công Lý và “Nam Tào” Xuân Bắc để tránh gây phản cảm với người xem.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này