Sáng 7/6, tại mỏ đá núi Vức (xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) đã xảy ra sạt lở đá khiến 3 người chết tại chỗ, một người bị thương nặng.
Hiện trường vụ tai nạn nơi mỏ đá sập |
Những tiếng gào khóc gọi chồng, gọi cha khiến không khí tang thương bao chùm cả xóm nghèo. Người xấu số thì đã chết nhưng rồi trách nhiệm đó thuộc về ai khi các ban nghành chức năng nơi đây đang quá thờ ơ với mạng sống của người lao động.
Phu đá chết không toàn thây.
Vụ tai nạn đau lòng khiến 3 công nhân chết tức tưởi vào khoảng 6h ngày 7/6 gồm: Phạm Văn Sự (SN 1967, trú tại xã Đông Quang), Nguyễn Đình Năm (SN 1980, trú tại xã Điền Lư, huyện Bá Thước, Thanh Hóa), Hoàng Đắc Long (SN 1975, trú tại xã Đông Vinh, TP Thanh Hóa). Riêng ông Lâm Bá Lạng (SN 1962, trú ở xã Đông Quang) bị thương nặng, đang được cấp cứu.
Khu vực núi đá các thợ khai thác gặp nạn thuộc mỏ đá của Cty TNHH một thành viên Sông Mã. Quá trình triển khai, được chi nhánh ký hợp đồng khai thác với nhiều chủ mỏ khác nhau. Những chủ mỏ này lại thuê công nhân thời vụ khai thác ở ngoài thị trường mà không có một hợp đồng lao động nào và chỉ được người của công ty này thỏa thuận bằng miệng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các thiết bị bảo hộ lao động cho lao động và các quyền lợi của người lao động không được chủ sử dụng lao động ngó ngàng tới. Khi sự việc xảy ra, ban đầu phía đại diện Cty TNHH MTV Sông Mã cho biết: những công nhân trên đang kéo dây hơi để chuẩn bị khai thác thì núi đá sạt lở, ập xuống khu vực các nạn nhân đang làm việc gây tai nạn, câu trả lời đó có khác gì để chối bỏ trách nhiệm với người lao động.
Dưới cái nắng gay gắt của mùa hè oi bức, chiều cùng ngày PV tìm về gia đình nạn nhân Hoàng Đắc Long (38 tuổi), thôn Đồng Cao, xã Đông Vinh, TP Thanh Hóa. Trước mặt tôi là một khung cảnh tang thương đến nao lòng. Chiếc xe tang đưa thi thể người xấu số nằm ngay sát cổng làng, tiếng kèn trống đám tang, khói hương nghi ngút cùng những tiếng khóc não nề khiến không khí càng thêm ngột ngạt, thê lương.
Làng quê xáo động giữa cái nắng oi nồng, mọi người đều cảm thương cho người đã khuất vì kế sinh nhai nên phải ra đi bất đắc dĩ như thế. Ông Lê Văn Hòa, hàng xóm của anh Long cho biết cuộc sống gia đình anh Long rất khó khăn, vợ ở nhà làm ruộng, lúc nông nhàn đi bốc đá nghiền thuê. Nhà có 2 đứa đều là trai đang tuổi ăn tuổi học giờ gặp gia cảnh này không biết rồi vợ con anh Long sẽ thế nào đây.
Anh Long là thợ đá có thâm niên cả chục năm trong nghề. Ngày trước thường xuyên đi lên các huyện khác trong tỉnh làm đá thuê. 2 năm trở lại đây do sức khỏe nên anh ở nhà làm đá tại xã Đông Quang cách nhà vài trăm mét. Dù biết là nghề đá nguy hiểm, vất vả nhưng là lao động chính trong nhà nên Long chấp nhận mạo hiểm để mong kiếm manh áo, bát cơm nuôi gia đình. Thế nhưng có ai ngờ đâu cũng chính vì miếng cơm manh áo mà anh Long phải ra đi trong đau đớn đến thế.
Đông đảo người dân đến chia buồn và chuẩn bị đưa nạn nhân Hoàng Khắc Long về nơi an nghỉ cuối cùng
Ông Đào Mạnh Lai, chủ tịch UBND xã Đông Vinh một xã nằm ngay bên cạnh xã có núi đá lỡ cho biết thêm: Qua nắm bắt thông tin được biết, chiều cùng ngày 6 tốp thợ trên đánh mìn nhưng đá chưa sập, sáng nay trong lúc đang khoan dưới chân núi thì bất ngờ đá ở trên cao đổ ào ào xuống và gây nên tai nạn quá thương tâm. Cách nạn nhân Long không xa, nằm gần chân núi Vức gia đình nạn nhân Phạm Văn Sự (46 tuổi, thôn 3, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn) đang hoàn tất những công việc cuối cùng để đưa tiễn người đã khuất về nơi an nghỉ. Dòng người đổ về gia đình nạn nhân mỗi lúc một đông hơn dưới cái nắng như đổ lửa. Lau vội vàng những giọt mồ hôi ướt sũng trên áo, ông Nguyễn Hữu Nam, hàng xóm nạn nhân Sự cho biết: Gia đình anh Sự thuộc diện khó khăn làm quanh năm mà vẫn ko đủ ăn, nhà có 2 đứa con trai, vợ ở nhà làm nông còn anh Sự theo nghề đá cũng được hơn 10 năm. Anh ấy hay đi làm xa, gần đây mới về nhà làm. Thường ngày những lúc rãnh rỗi chúng tôi hay ngồi nói chuyện với nhau. Do đã có tuổi sức khỏe cũng giảm, cố gắng làm thêm 1 thời gian nữa rồi nghỉ, ai ngờ anh ấy chết thảm thương quá.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Đông Sơn nói riêng đã có nhiều mỏ đá hết thời hạn được phép khai thác, buộc phải thu hồi giấy phép. Nhưng không hiểu lý do vì sao phía doanh nghiệp và Sở Tài nguyên và Môi trường cùng UBND tỉnh Thanh Hóa đã liên tiếp gia hạn việc cấp phép thêm cho các đơn vị doanh nghiệp được tiếp tục khai thác. Có một điều dặc biệt, khi các công nhân vào lao động cơ bản đều là những công nhân tự do không có bất cứ một văn bản pháp lý ràng buộc nào đối với công ty, nơi họ đang lao động. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc những quyền lợi cơ bản của những lao động này đều bị các đơn vị sử dụng thờ ơ, bỏ ngỏ.
Sau khi xảy ra vụ tai nạn thương tâm sáng 8/6, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền cùng nhiều lãnh đạo tỉnh và huyện Đông Sơn đã kiểm tra hiện trường vụ sạt lở mỏ đá tại núi Vức. Qua đó, đoàn kiểm tra chỉ đạo huyện Đông Sơn phối hợp Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương khắc phục hậu quả, xác minh làm rõ nguyên nhân tai nạn. Đồng thời, ông Nguyễn Đức Quyền cũng yêu cầu các đơn vị khai thác đầu tư thiết bị an toàn lao động.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây đó là liệu rồi những tai nạn đã xảy ra như thế ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Liệu trong thời gian tới có ai dám đứng ra đảm bảo sẽ không có những tai nạn thương tâm tương tự đối với người lao động nữa hay không? Hay những lời hứa chỉ là những lời hứa suông rồi bỏ đó để rồi “sống chết mặc bay tiền thầy thầy bỏ túi”. Đến khi sự việc xảy ra rồi mới chạy đôn, chạy đáo xử lý cho êm mọi chuyện.
Qua tìm hiểu được biết các đơn vị khai thác trong khu vực này chưa được cấp phép hoặc có đơn vị thì phép đã hết hạn. Vấn đề an toàn cho người lao động chưa được quan tâm, hầu hết các lao động nơi đây đều làm theo thời vụ không có bất cứ một thiết bị bảo hộ lao động nào. Sau vụ sạt lở đá khiến ba người chết, mỏ đá núi Vức mới tạm thời buộc phải ngừng khai thác. Người dân vì miếng cơm manh áo mà bất chấp tất cả, còn cơ quan chức năng thì buông lỏng quản lý. Không hiểu rồi trách nhiệm trong vụ tai nạn đã làm chết 3 người tại khu vực núi Vức, ở xã Đông Quang, huyện Đông Sơn thuộc về ai? khi người lao động đang bị các đơn vị chức năng này quá thờ ơ xem thường tính mạng như vậy.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?