Vốn là một phụ nữ hiền lành, hết lòng vì chồng con, nhưng sau những trận đòn của chồng, bà N đã phải vùng lên bảo vệ chính mình.
|
Sự hành hạ của người chồng
Cưới nhau đã được hơn 10 năm, cũng có với nhau 5 mặt con, nhưng ông T (Mê Linh- Hà Nội) vẫn chứng nào tật ấy, không coi vợ ra gì. Với ông, vợ không khác gì một ôsin trong gia đình, chỉ khác cái là được “ngủ” với chủ và sinh con cho gia đình nhà chồng.
Cũng chính vì tư tưởng đó, mà tất cả công việc nhà ông đẩy tất cả cho vợ làm mà không mảy may suy nghĩ, còn mình thì chỉ “ăn cơm và, vác tù và hàng tổng”.
Vì là trưởng của một dòng họ, nên ông T luôn bận rộn với những đám cưới hỏi, giỗ chạp, ma chay của những gia đình khác trong họ. Rồi thì chuyện đối nội, đối ngoại giữa dòng họ này với những dòng họ kia,… khiến ông cũng chẳng có thời gian mà lo lắng, giúp đỡ vợ mang kinh tế về nuôi con.
Thế là, một mình bà N – vợ ông bươn trải. Nuôi 5 đứa con nhỏ, cộng thêm một thằng con “nhớn”. Những năm 90, kinh tế khó khăn, nên để đảm bảo cho cuộc sống gia đình với 7 miệng ăn bà đã phải vắt kiệt sức, hết làm việc đồng áng, lại đi buôn bán kiếm lời. Ấy thế nhưng, giá nhận được sự quan tâm, chia sẻ động viên kịp thời của chồng thì cũng bõ, đằng này, ông T vốn là một người đàn ông cục mịch, lại gia trưởng, nên trong đầu ông T lúc nào cũng cho rằng những việc bà N làm là trách nhiệm của một người vợ, người mẹ trong gia đình. Chẳng có gì phải bàn cãi.
Đã thế, cứ bất cứ lúc nào không hài lòng chuyện gì, hay thấy kinh tế gia đình sa sút, mâm cơm không có nổi đĩa thức ăn là ông lại mang vợ con ra chửi bới, đay nghiến và đánh đập. Nhiều lần, vừa ngồi xuống mâm, nhìn thấy mâm cơm không có gì ngoài bát canh rau, ông T đã đứng phắt dậy, tát vào mặt bà N trước mặt những đứa con và dọa đổ cả mâm cơm đi. Và đã nhiều lần, ông đã bê mâm cơm đi đổ, mặc kệ vợ và các con cồn cào lên với những cơn đói. Rồi xỉ vả vào mặt bà N, vì không làm tròn trách nhiệm của một người vợ, không lo cho chồng nổi những bữa ăn ra hồn. Những lúc ấy, mẹ con bà N chỉ biết ôm nhau mà khóc lóc, vì chỉ cần bà cãi một câu, là y như rằng ông T sẽ tiếp tục giáng xuống thân hình gầy gò của bà và các con những trận đòn thừa sống thiếu chết.
Uất ức, hờn tủi, nhiều lần bà N muốn “chết quách đi cho xong” (Theo cách nói của bà), nhưng lại nghĩ về các con, thương chúng nó nên bà đành nuốt hận và … chiều chồng. Nhưng có lẽ, những trận đòn ấy vẫn mãi ám ảnh bà và những đứa con.
Và đòn trả thù của người vợ
Cũng khó, vì ông T vốn là một người đàn ông to khỏe, lại cũng rất cảnh giác, nên không dễ để một người đàn bà chân yếu tay mềm như bà N có thể trả thù được. Nhưng nếu không trả thù được thì trong lòng bà N cảm thấy ấm ức không yên.
Vì thế, một hôm vào mùa gặt hái. Trong khi bà N và các con vẫn đang tất bật với công việc ngoài sân, thì ông T đã cơm no rượu say ở đâu về và nằm vật ra giường đánh một giấc ngon lành.
Nhìn chồng say sưa trong giấc ngủ, bà N càng nghĩ, càng ấm ức cho thân phận đàn bà của mình, quanh đời làm việc vất vả mà vẫn bị chồng đánh chửi, coi khinh. Nghĩ rồi bà N vớ lấy cái thước kẻ học sinh làm bằng gỗ gần đó là nện vào mũi ông T một cái thật đau.
Đang ngủ, thấy đau ông T giật mình tỉnh dậy. Theo phản xạ tự nhiên, ông đưa tay lên mũi thì đã thấy mũi mình chảy máu. Lại nhìn thấy bà N- vợ mình tay lăm lăm cầm chiếc thước kẻ đứng ở đầu giường, ông T vằn mắt lên định hỏi tại sao bà đánh tôi thì lại thấy bà N lao đến định đánh tiếp một cái nữa vào mặt ông. Vừa đánh, bà N vừa nói trong nước mắt, “Cho chừa đi cái thói ăn hiếp vợ con này, cho chừa đi cái thói ăn hiếp vợ con này,…”.
Hoảng quá, ông T bỏ chạy ra ngoài với các con, vừa chạy vừa nói, “Các con ơi, cứu bố với, mẹ mày đánh bố…”. Lúc này mấy đứa con mới biết chuyện và can ngăn hai bố mẹ.
Ngày hôm sau, chuyện “trả thù chồng” của bà N đã lan đi khắp làng trên, xóm dưới. Nhiều người phụ nữ hả hê, còn nhiều ông chồng ở vùng quê ấy thì bắt đầu thấy hoảng. Riêng về phần ông T, sau lần ấy cũng “biết người, biết ta” và chừa thói ăn hiếp vợ con quá đáng.
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?