Việt Nam từng tính mua 150 xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M1 từ Ba Lan với giá một triệu USD/chiếc song thương vụ không được thực hiện do chi phí quá cao.
Năm 2005, Việt Nam và Ba Lan đã tiến hành đám phán về việc mua bán 150 chiếc xe tăng T-72M1 đã qua sử dụng từ nước này nhưng thương vụ đã không được ký kết |
T-72M1 là biến thể nâng cấp của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 với nhiều cải tiến nâng cấp về giáp bảo vệ, khả năng cơ động và sức mạnh hỏa lực. T-72M1 sử dụng pháo chính 125mm ổn định 2 trục có khả năng bắn chính xác trong khi đang di chuyển, tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo.
Ngoài ra, xe còn được trang bị súng máy đồng trục 7,62 mm, đại liên phòng không 12,7 mm. Xe được trang bị hệ thống quan sát và chỉ thị mục tiêu tiến cho phép bắn chính xác ngay loạt đạn đầu tiên. T-72M1 sử dụng một bộ thiết bị đặc biệt cho phép bảo vệ ê kíp lái trước tác nhân sinh hóa học NBC.
Tháp pháo được tăng cường bảo vệ với 108 khối giáp cảm ứng nổ ERA, phần thân xe có 118 khối ERA, 2 bên hông có 84 khối ERA tổng cộng 394 khối. Khối ERA này giúp làm giảm sức xuyên của vũ khí chống tăng từ 50-70% tùy thuộc vào góc chạm.
Gói nâng cấp T-72M1 được đánh giá gần tương đương với xe tăng T-90 đời đầu. Theo nguồn tin vào thời điểm đó, dự kiến hợp đồng sẽ được ký kết vào năm 2006. Tuy nhiên, đã hơn 6 năm trôi qua vẫn chưa thấy bóng dáng chiếc T-72 nào được biên chế trong lực lượng tăng - thiết giáp Việt Nam. Vậy thực hư thương vụ này như thế nào?
Theo các nguồn tin được thảo luận từ các diễn đàn quốc phòng, sau khi thương thảo với phía đối tác về đặc tính kỹ chiến thuật và chi phí của T-72M1, phía Việt Nam nhận thấy, T-72M1 dù đã trải qua quá trình nâng cấp sâu rộng song vẫn chưa đạt được các tính năng kỹ thuật như các xe tăng hiện đại của thế giới.
Nhiều khả năng Việt Nam sẽ chọn một loại xe tăng chiến đấu chủ lực khác thay cho T-72M1 để hiện đại hóa.
Mặc khác, chi phí của thương vụ quá cao so với đặc tính kỹ chiến thuật ở mức trung bình của T-72M1. Mỗi chiếc xe tăng có giá một triệu USD, như vậy Việt Nam phải bỏ ra tới 150 triệu USD (hơn 3.200 tỷ đồng) cho thương vụ này.
Bên cạnh đó, quân đội Việt Nam đang tập trung các nguồn lực cho quá trình đưa không quân và hải quân tiến thẳng lên hiện đại hóa nên thương vụ này chưa được ưu tiên.
Hơn nữa, đường lối tác chiến trên thế giới đang có nhiều thay đổi trọng tâm chuyển từ lực lượng mặt đất sang không quân và hải quân nên việc thay máu lực lượng tăng thiết giáp chưa phải là vấn đề quá cấp bách đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, Nga đã cho ra đời biến thể nâng cấp của T-90AM với nhiều tính năng vượt trội hơn nhiều so với T-72M1.
Việt Nam đã quyết định tiếp tục nâng cấp T-54/55 lên tiêu chuẩn mới hiện đại hơn mà không ký hợp đồng mua T-72M1 từ Ba Lan. Thương vụ này chỉ dừng lại ở mức độ thương thảo, bất kỳ hợp đồng mua bán vũ khí nào đều phải trải qua nhiều vòng đàm phán trước khi hợp đồng chính thức được ký kết.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?