Theo PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, xét về văn cảnh trong cả 4 câu, thì chữ "canh" ở đây được hiểu là tiếng gà báo canh.
Theo PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, trong văn cảnh của bài thơ này thì nên hiểu “canh” là canh giờ, “canh gà Thọ Xương” là tiếng gà gáy báo canh ở Thọ Xương - Hà Nội |
Sau sự việc của cô giáo Thủy - trường THCS Lomonoxop, trên một số diễn đàn mạng, có một số ý kiến cho rằng, "canh gà Thọ Xương" là nói về ẩm thực, ý kiến này nhận được vô số lời bàn luận bởi từ trước tới nay, "canh gà Thọ Xương" luôn được giảng dạy và được hiểu là tiếng gà gáy báo canh.
Thậm chí có người đọc còn lấy dẫn chứng rằng: “trong sách Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh cũng chép bài thơ này. Xin lưu ý, Dương Khuê viết thơ bằng chữ Nôm, nỏ phải chữ Quốc ngữ. Nguyên văn viết chữ Canh là 羹 (bát canh, món canh), không phải 更 (canh khuya, canh chầy)”.
Để làm rõ hơn thực hư của chữ “canh” trong “canh gà Thọ Xương” đang gây xôn xao dư luận, PV đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Bài thơ này nằm trong cuốn "Vân Trì thi thảo" (mang ký hiệu VHv. 2482, đang lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm)
Theo PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, hiện có 2 luồng ý kiến, một cho rằng, đây là bài ca dao của người Việt đã được văn bản hóa, có ý kiến cho rằng đây là bài thơ của nhà thơ Dương Khuê - hiệu là Vân Trì.
PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh đã tìm trong sách Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư tiên sinh ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm và chưa tìm thấy bài thơ như trên, mà bài thơ này nằm trong cuốn Vân Trì thi thảo (mang ký hiệu VHv. 2482, đang lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm).
Bài thơ có tên đề là Hà Nội Tây cảnh (cảnh Tây Hồ Hà Nội) với 4 câu thơ chữ Nôm:“Phất phơ ngọn trúc trăng tà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh (更) gà Thọ Xương/ Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Tiếng chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”.
Về chữ “canh” trong câu “canh gà Thọ Xương”, theo PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, viết chữ 更 để nói về tiếng gà báo canh, không có chữ Canh 羹 (bát canh, món canh) như ý kiến mà độc giả nêu ra; còn canh (món ăn) cũng có thể viết là chữ 更 này. Trong văn cảnh của bài thơ này thì nên hiểu “canh” là canh giờ, “canh gà Thọ Xương” là tiếng gà gáy báo canh ở Thọ Xương - Hà Nội. Còn chữ “canh” là 羹, theo từ điển được hiểu là món canh, hoặc là nấu canh.
4 câu thơ chữ Nôm được viết trong Vân Trì thi thảo, chữ "canh" được đánh dấu bằng vòng tròn đỏ
Xét từ ý bài thơ trong cuốn Vân Trì thi thảo, là tả cảnh Tây Hồ vào lúc trăng tà các sư thỉnh chuông chùa cũng là lúc gà gáy báo canh, như vậy nên mới có câu “tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”. Theo quan niệm tính giờ ngày xưa, đêm có 5 canh: Canh 1 là từ 19h - 21h, Canh 2 là từ 21h - 23h, Canh 3 là từ 23h - 1h, Canh 4 là từ 1h - 3h, Canh 5 là từ 3h - 5h.
PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh đưa ra thêm dẫn chứng từ một bài ca dao trong Tổng tập ca dao người Việt (Quốc ngữ) cũng có những bài gắn “tiếng chuông” với “tiếng gà gáy báo canh”, như: “Có thương thì thương, không thương thì nói/ Làm chi lần lần lữa lữa, như hẹn nợ thêm buồn/ Trên chùa đã động tiếng chuông/ Gà Thọ Xương đã gáy, chim trên nguồn đã kêu”, hay "Đêm năm canh gà kia gáy thúc/ Gió nam phong thổi giục cây sầu",...
PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh cho rằng, việc hiểu “canh gà Thọ Xương” trong bài thơ Hà Nội Tây cảnh hay trong bài ca dao (Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương/ Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ) là "bát canh gà" thì ông chưa được học!
Từ sự việc này, PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh cho biết thêm, ví như từ “vấn nạn”, trên các phương tiện thông tin đại chúng, hay dùng từ “vấn nạn”, như những câu “tham nhũng đã trở thành vấn nạn của xã hội”, hay “bệnh thành tích trong giáo dục là vấn nạn hiện nay”,... ông tin chắc rằng, người viết hay nói từ này chưa tra cứu nghĩa gốc từ “vấn nạn”. Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh thì “vấn nạn” nghĩa là: đặt lời hỏi để làm rầy người ta, Hán Việt tự điển của Thiều Chửu thì “vấn nạn” là vặn hỏi lẽ khó khăn. Còn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) chưa có mục từ “vấn nạn”. PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh cũng nhấn mạnh, hiện trong xã hội, còn nhiều từ được hiểu sai, dùng sai đã gây nên những sự cố đáng tiếc!
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?