Không những dùng sợi dây thừng dài để kéo cho chị Thu bám víu lấy, mà anh Hiệp còn làm hành động tương tự này đối với ít nhất là 3 chị em phụ nữ khác đi cùng.
Chị Phạm Thị Thu - được cho người trực tiếp nhận áo phao từ anh Hiệp trong vụ chìm tàu khiến 9 người thiệt mạng tại Cần Giờ |
Ngay sau khi trên một số diễn đàn mạng có thông tin lan truyền rằng trong vụ tàu H29 – BP bì chìm ở vùng biển Cần Giờ, TP.HCM vào chiều tối ngày 2/8 (khiến 9 người thiệt mạng), anh Trần Hữu Hiệp – một người đàn ông đi trên tàu này đã không có hành động nghĩa hiệp nhường áo phao cho phụ nữ như khai báo ban đầu của các nạn nhân, chúng tôi đã đi tìm hiểu sự thực.
Tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, trò chuyện với chúng tôi, chị Phạm Thị Thu (22 tuổi, nhân viên y tế của Công ty cổ phần sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam – Pv pipe) đã đề cập khá nhiều tới người đàn ông dũng cảm trong vụ tai nạn thảm khốc nói trên.
Khác với những lời đồn đại hay khai báo ban đầu của những nạn nhân khác, chị Thu khẳng định với chúng tôi: Chị không phải là người trực tiếp đã nhận áo phao từ anh Hiệp, để rồi được may mắn sống sót sau vụ tai nạn này, mà chính chị Thu hôm ấy cũng đã có mặc sẵn áo phao.
Chị Thu kể lại: “Chính anh Hiệp và một số thanh niên khác đi trên tàu đã dùng sợi dây thừng rất dài để kéo chị em phụ nữ đi cùng tàu vào, trước khi bị sóng đánh ra xa. Chính nhờ có chiếc dây này mà nhiều chị em đã có chỗ bám víu lấy để trụ lại, bám vào tàu. Lúc gần xảy ra tai nạn thì em nhìn thấy anh Hiệp đã không còn áo phao nữa rồi”.
Do không biết bơi, thể lực lại yếu, nên cứ mỗi lần bị sóng đánh ra xa là anh Hiệp lại bị ói nước. Có những thời điểm nguy cấp nhất, sóng đánh anh Hiệp dạt thẳng ra một bên của mui tàu.
Khi nhìn thấy, chị Thu đã la lên, kêu mọi người cố gắng giữ lấy anh Hiệp, nhưng dù được rất nhiều thanh niên cố gắng giữ lấy tay, anh Hiệp vẫn không thể bám trụ vì sóng đánh quá mạnh.
Thông tin mà chúng tôi có được từ Công ty cổ phần sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam và lực lượng cứu hộ, cũng như rất nhiều nạn nhân có mặt trên chuyến tàu định mệnh hôm ấy, anh Hiệp có nhường áo phao cho một người phụ nữ, nhưng đó là người phụ nữ nào, thì cho tới nay vẫn chưa tìm được
Nhằm khuyến khích, động viên tinh thần tuổi trẻ dũng cảm, hy sinh thân mình, nhường sự sống cho người khác, hôm 8/8, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tỉnh Đoàn Thanh Hóa, đại diện lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tới tận gia đình anh Hiệp ở huyện Thạch Thành – tỉnh Thanh Hóa trao tặng huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” của Trung ương Đoàn cho người thân anh Hiệp.
Hiện Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam cũng đã kí quyết định truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Trần Hữu Hiệp, và ủy quyền cho Bộ Giao thông Vận tải cũng như lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trao tặng Huân chương cao quí này cho gia đình, người thân anh Trần Hữu Hiệp.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?