Những ngày gần đây, cộng đồng mạng xôn xao và chia sẻ clip “Nghẹn ngào khoảnh khắc mẹ từ biệt con trước khi qua đời”.
|
Bởi câu chuyện vô cùng cảm động về khoảnh khắc sinh tử của một bà mẹ bị ung thư giai đoạn cuối đang hôn mê và các bác sĩ phải làm mọi cách để cứu sống em bé.
Nhưng đó không phải là tất cả của sự thật. Sự thật là đây là đoạn phim ngắn do Công ty Cổ phần Sản xuất chương trình An Viên, Chi nhánh TP HCM tái hiện từ câu chuyện có thật, do nhà báo Binh Nguyên làm đạo diễn.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hà (đóng vai người mẹ trong clip) bức xúc: “Các trang mạng đã dẫn link lại một cách bừa bãi, không tôn trọng người sản xuất; thiếu lương tâm, trách nhiệm của người làm báo khi biến người sống thành người chết”. Chị Hà cho biết bản gốc phim để ending là tái hiện, nhưng không hiểu sao khi các trang mạng lấy lại đã cắt ending người sản xuất nên đã gây một sự hiểu lầm nghiêm trọng.
Anh Binh Nguyên, đạo diễn clip, chia sẻ trên Facebook: với sự giúp đỡ của các bác sĩ Bệnh viện quân đội 175, đoàn phim đã tái hiện thành công ngoài mong đợi bản demo thứ hai “Con phải sống” của loạt phim tài liệu “Khoảnh khắc sinh tử”, tái hiện lại câu chuyện đã xảy ra cách nay 2 năm nhưng gần như các bác sĩ quân đội tham gia đều muốn rơi nước mắt, bởi họ nói “thật đến từng centimet”.
Xem clip “Nghẹn ngào khoảnh khắc mẹ từ biệt con trước khi qua đời”.
Theo đó, nội dung trong clip kể về vợ chồng chị Trần Thị Nga đang khao khát có một đứa con. Suốt 5 năm chạy chữa, cuối cùng họ cũng đã có được đứa con đầu đời nhờ vào phương pháp thụ tinh nhân tạo. Nhưng vào tháng 5 của thai kỳ thì tai họa ập đến khi người vợ - sau một cơn đau bất ngờ và nhập viện – mới phát hiện mình đang bị ung thư giai đoạn cuối và các tế bào ung thư đã di căn.
Vì mức độ phức tạp của nó, nên các bác sĩ ở Từ Dũ đã từ chối mong muốn của gia đình là giữ lại tính mạng của đứa trẻ. Họ khuyên gia đình thai phụ nên chuẩn bị sẵn tinh thần.
Không bỏ cuộc, gia đình sản phụ tiếp tục đặt hy vọng vào đội ngũ y bác sĩ ở Bệnh viện 175.
2 tháng sau khi nhập viện ở bệnh viên 175, sức khỏe của người mẹ ngày càng yếu dần, còn thai kỳ đã phát triển tới tháng thứ 7. Tất nhiên, với sức khỏe không cho phép, sản phụ không thể sinh nở theo phương pháp thông thường.
Trải qua rất nhiều cuộc hội chẩn và bàn bạc ý kiến, các bác sĩ dường như đang đứng trước “ngã rẽ tử thần”. Cuối cùng, các bác sĩ đã quyết định tiến hành phẫu thuật bằng cách gây mê cho sản phụ. Sự gây mê đã tác động không nhỏ đến tình trạng của mẹ, khiến khoảng thời gian trong phòng mổ nặng nề và kéo dài như hàng thế kỷ.
Và như một phép màu của tình người, tình mẫu tử, chưa đầy 3 phút sau vết mổ đầu tiên, em bé đã ra đời. Ngay khi tiếng khóc cất lên, cả phòng mổ dường như vỡ òa vì vui sướng và xúc động.
Nhìn hình ảnh người mẹ lặng lẽ rơi nước mắt sau ca mổ thành công, không một ai trong ê-kíp các bác sĩ kìm được nước mắt. Mặc dù chỉ còn sống được một thời gian ngắn nữa, nhưng người mẹ vẫn vô cùng hạnh phúc vì trước khi lìa đời, cô được nhìn mặt đứa con thân yêu của mình.
Rất nhiều cư dân mạng sau khi xem clip đã bày tỏ sự khâm phục tình mẫu tử thiêng liêng cùng những lời chúc “Mong chị lên thiên đường thanh thản”, “Mong chị yên nghỉ!”, “Mong người mẹ ấy được yên nghỉ”… gửi đến người mẹ.
Một số hình ảnh hậu trường:
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%