“Cứ đến giờ tắt điện đi ngủ là rệp bò ra cắn, hút máu rất khó chịu, cả đêm không yên giấc. Thậm chí ban ngày chúng cũng bò ra tấn công người”, một sinh viên phàn nàn.
Sinh viên ở Sài Gòn khốn khổ vì bị rệp hút máu |
Nhiều ngày nay sinh viên ở ký túc xá trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (đường Nguyễn Văn Bảo, quận Gò Vấp, TP.HCM) gọi điện về đường dây nóng Zing.vn phản ánh tình trạng bị rệp cắn, hút máu, gây mẩn ngứa, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập.
Trong phòng, rệp bò lổm ngổm trên chiếu của sinh viên. Thậm chí trứng rệp còn bám cả vào các kẽ hở của thang giường và chiếu.
Một sinh viên tên Vương (tầng 12) cho hay bị rệp cắn hoài nên giờ em không dám nằm giường. "Hôm thì tụi em phải trải áo mưa lên giường nằm, có hôm lại xuống đất nhưng dù có nằm ở đâu thì cứ tắt điện là rệp lại bò ra cắn”, vừa nói sinh viên này vừa vạch áo cho xem những vết cắn ở lưng, 2 cánh tay và bắp chân.
Rệp đẻ trứng, bám vào chiếu.
“Lúc trước, học bài xong tắt điện đi ngủ là rệp bò ra cắn, hút máu rất khó chịu, nhưng bây giờ chúng bò ra cả ban ngày để tấn công tụi em”, nam sinh tên Hằng ở tầng 12 than thở.
Theo bạn này, mỗi khi phân phòng mọi người đều lau chùi thang giường, giặt chiếu sạch sẽ rồi mới dọn vào ở, nhưng chỉ được vài bữa là thấy rệp xuất hiện. Khi thấy rệp tấn công ngày càng dữ dội, sinh viên báo ban quản lý ký túc xá nhưng chỉ nhận được lời hứa.
“Không thấy ban quản lý đến xử lý, tụi em tự mua thuốc diệt côn trùng về phun hết mấy chai mà cũng không hết”, cậu bạn cùng phòng của Hằng lôi 2 chai thuốc diệt côn trùng ra xịt thử để minh chứng.
Còn nam sinh tên Hòa (tầng 10) phàn nàn đang là mùa thi phải thức khuya ôn bài nhưng cứ đặt lưng xuống ngủ là bị cắn, cả đêm ngủ chập chờn, hôm sau rất mệt. Lâu dần, nhiều sinh viên bị chứng mất ngủ kinh niên, về phòng là bị ám ảnh sợ bị rệp cắn.
Nhân viên y tế của trường dùng thuốc diệt rệp.
Chiều 14/1, ông Dương Văn Hiệu - Phó phòng Công tác sinh viên, Đại học Công nghiệp TP.HCM - cho biết: “Báo phản ánh thì chúng tôi ghi nhận và sẽ kiểm tra lại, khắc phục ngay. Nhưng thỉnh thoảng mới có một phòng thôi. Khi sinh viên phản ánh là chúng tôi cho quản lý của từng lầu mang thuốc lên diệt liền".
Theo ông Hiệu, Ban quản lý có người trực 24/24 nên khi sinh viên báo hư hỏng, hay bất cứ sự cố gì đều có mặt kịp thời để khắc phục. Tuy nhiên, trong trường hợp này, có thể do sinh viên không biết nên không phản ánh. "Nếu có rệp, Ban quản lý ký túc xá trực tiếp pha thuốc diệt khuẩn từng phòng. Ngoài ra chúng tôi còn phun thuốc ở các thanh giường để tiêu diệt trứng của rệp”, ông Hiệu khẳng định.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%