Sinh viên báo chí của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã vừa cho ra mắt khán giả 3 bộ phim truyền hình thực tế về nghề báo.
Sinh viên thử tài truyền hình |
Cụ thể “Nghề Dẫn chương trình truyền hình”, “Tổ chức sản xuất chương trình gameshow”, “Truyền hình thực tế” là ba bộ phim Tài liệu khoa giáo truyền hình do chính sinh viên báo chí thực vừa được công chiếu vào ngày 22/1/2013 tại trung tâm nghiệp vụ báo chí và truyền thông – ĐHKHXH&NV. Đây là những bộ phim này nằm trong dự án sản xuất series phim Tài liệu Khoa giáo phục vụ công tác giảng dạy trong ngành Báo chí - truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Với đề bài của giảng viên Nguyễn Cao Cường yêu cầu 3 nhóm của lớp làm ba bộ phim về truyền hình: “Nghề Dẫn chương trình truyền hình”, “Tổ chức sản xuất chương trình gameshow”, “Truyền hình thực tế” với thời lượng 30 phút, đã khiến sinh viên lớp K54 Khoa báo chí và truyền thông bước vào một thử thách và trải nghiệm mới về nghề báo. Hầu hết, các bạn trong lớp đều lúng túng trước yêu cầu đó. Công việc ban đầu là phải xác định yêu cầu của bộ phim, lên danh sách nhân vật phỏng vấn, câu hỏi phỏng vấn, kịch bản chi tiết… phải cố gắng làm sao để bộ phim hoàn thành đúng thời hạn và yêu cầu của thầy đề ra.
Dù trong lớp đã có một số bạn bước chân vào nghề làm truyền hình nhưng dường như đây còn là công việc khá mới mẻ của số đông sinh viên lớp báo. Nhưng với sự nắm bắt kiến thức nhanh nhạy, những kiến thức về lý luận và thực hành truyền hình khá vững chắc, cũng như sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên chính là cơ sở cho các bạn tiến hành làm phim về nghề báo.
Khó khăn đầu tiên của tất cả các nhóm sản xuất đều là làm sao liên hệ được nhân vật để họ nói về kinh nghiệm nghề báo. Bạn Huyền Trang – thành viên trong nhóm sản xuất phim “Nghề dẫn chương trình truyền hình” chia sẻ: “Ban đầu bọn mình hoang mang lắm vì lúc đó nghĩ, làm sao có thể liên hệ được nhân vật cho bộ phim, toàn những anh chị là người của công chúng rất bận rộn, thời gian đâu mà nhận lời làm nhân vật giúp bọn mình đây?
Còn bạn Vũ Thành – Đạo diễn bộ phim “Truyền hình thực tế” thì cho biết: “Việc phải đáp ứng đúng tiến độ sản xuất là một áp lực rất lớn khác đối với bọn mình khi thực hiện. Có thể nói rằng quá trình sản xuất bộ phim này phải đáp ứng theo chuẩn sản xuất của một kênh truyền hình thực sự. Điều này đem đến áp lực rất lớn nhưng cũng là động lực để thúc đẩy bọn mình hơn trong quá trình sản xuất”.
Những khó khăn, thử thách đó đặt ra cho tất cả các nhóm sản xuất, nhưng với sự cố gắng của cả ekip, họ không chỉ liên hệ được khách mời mà nhân vật còn làm cố vấn cho chương trình của họ.Vây là những khuôn hình, cảnh quay đầu tiên đã được bắt đầu.
Chụp ảnh lưu niệm với MC Thảo Vân
Những công việc của phần tiền kì đã dần hoàn thành, khó khăn còn lại nằm ở phần làm hậu kì dựng phim. Với tư duy logic và năng động của sinh viên báo chí họ đã cẩn thận chọn những hình ảnh tốt nhất và xâu chuỗi lại sao cho đạt được sự hoàn hảo nhất có thể. Đây là một công việc đòi hỏi độ tư duy rất cao cũng như ứng dụng công nghệ hiện đại một cách chuyên nghiệp, đồ họa và hiệu ứng đặc sắc, tất cả đã được họ triển khai logic và hợp lý.
Sau những ngày tháng làm việc không ngừng cố gắng và nỗ lực, giờ đây các bạn sinh viên của Khoa báo chí và truyền thông đã thu lại được thành quả là ba bộ phim tài liệu khoa giáo hoàn chỉnh về nghề báo.
“Bộ phim này vừa khái quát được đặc thù của lĩnh vực truyền hình thực tế, vừa dễ hiểu và thu hút người xem. Nó sẽ trở thành một tài liệu học tập giúp cho các bạn sinh viên các khóa tiếp theo có thể xem, học hỏi, đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn trong nghề nghiệp”. Vũ Thành chia sẻ.
“Không có gì là không thể nếu không thử và cố gắng” là suy nghĩ chung của các bạn sinh viên tham gia sản xuất ba bộ phim truyền hình rút ra sau khi hoàn thành các tác phẩm của mình. Những thước phim của các bạn sẽ là học liệu cho các sinh viên khoá sau học tập và sửa chữa để có những bộ phim Khoa giáo về nghề báo được đầy đủ và hoàn chỉnh nhất, cũng như chất lượng đào tạo ngành báo chí ngày càng được nâng cao hơn nữa.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?