"Dựng tượng dạng vật phẩm mà vẫn toát được đường nét, thần thái của con người đi cùng cả thế kỷ giông bão của dân tộc..."
Chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
Việt quốc công Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là 4 vị danh tướng sẽ được dựng tượng, dạng vật phẩm, biểu trưng cho sức mạnh Việt Nam.
Đó là nội dung chính của buổi lễ ra mắt dự án các tác phẩm điêu khắc "Danh tướng Việt Nam" do Hội Quán Di Sản và Circle Group thực hiện với sự phối hợp, bảo trợ của Hội Sử học Việt Nam, Liên hiệp UNESCO Hà Nội diễn ra sáng hôm qua 24/8 tại Hà Nội.
Những bức tượng mang “niềm tin và sức mạnh”
“Dự án dựng tượng (và thu nhỏ tượng) dạng vật phẩm không phải mới so với thế giới. Song việc lựa chọn việc làm tượng các vị tướng mang hồn dân tộc là bước đi khá táo bạo của dự án “Danh tướng Việt Nam”. Bởi khi mỗi người Việt đều mang những vật phẩm biểu trưng cho sức mạnh dân tộc trên mọi ngả đường, ra giữa trùng khơi hay tới hải đảo xa xôi, chúng ta sẽ có thêm niềm tin và sức mạnh” - Họa sĩ, nhà điêu khắc Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL, tác giả tượng đài Trần Hưng Đạo chia sẻ với PV.
Ông lý giải: “Vì những bức tượng Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp, dạng vật phẩm, ngoài mang tính nghệ thuật, còn hàm chứa tư tưởng uống nước nhớ nguồn và mạch tâm linh của dân tộc”
Theo thông tin từ BTC, trong buổi ra mắt dự án, bên cạnh bức tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn dựa trên nguyên mẫu tượng đài Trần Hưng Đạo của họa sĩ, nhà điêu khắc Vương Duy Biên còn có bức tượng Hoàng Đế Quang Trung dựa trên nguyên mẫu bức tượng của nhà giáo, nhà điêu khắc, PGS Vương Học Báo.
Tượng Trần Hưng Đạo
Đồng thời, buổi ra mắt còn trưng bày hình ảnh về Việt quốc công Lý Thường Kiệt do họa sĩ Hà Dũng Hiệp thiết kế; và tạo hình Đại tướng Võ Nguyên Giáp do họa sĩ Đặng Xuân Hùng thực hiện. Những thiết kế này sẽ được cân nhắc để tạc tượng về các vị danh tướng trong thời gian tới đây.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, dự án ra mắt nhân kỷ niệm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911) là cách để người dân cả nước tri ân vị tướng đã một đời tận tụy cho độc lập dân tộc, thống nhất giang sơn.
Khó như dựng tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Với ý nghĩa và tính bức thiết của dự án, 4 bức tượng trong đợt ra mắt lần đầu đã quy tụ một hội đồng tư vấn văn hóa- mỹ thuật- lịch sử hàng đầu quốc gia như: GS Phan Huy Lê, GS Lê Văn Lan, nhà sử học Dương Trung Quốc, nhà điêu khắc Vương Duy Biên, PGS Vương Học Báo, TS. KTS Hồ Quang Huy, TS Đoàn Lê...
Tuy nhiên, việc dựng tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp sao cho xứng tầm vóc của ông vẫn là bài toán khó. “Sao chép hình tượng giống hệt ông thì dễ. Dựng tượng thật to, hoành tráng về ông cũng không phải không làm được. Nhưng dựng tượng dạng vật phẩm mà vẫn toát được đường nét, thần thái của con người đi cùng cả thế kỷ giông bão của dân tộc với những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là rất khó.”- PGS. TS Nguyễn Đỗ Bảo chia sẻ với PV.
Theo ông Bảo, cũng bởi vậy mà lần này, Hội quán Di sản dù đã giao cho người thiết kế song vẫn phải có sự phối hợp mật thiết với cả các hội sử học, hội mỹ thuật và những người thân của Đại tướng để có được tác phẩm tốt nhất.
Theo thông tin từ BTC, mẫu tặng vật trong dự án sẽ tiếp tục được trưng bày tại không gian của Bảo tàng Lịch sử và Quân sự Việt Nam cho đến hết ngày 10 tháng 9 năm 2013 để đón nhận sự đóng góp ý kiến của đông đảo công chúng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?