Tại buổi họp báo "hậu" thi tốt nghiệp THPT chiều tối 4/6, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, vẫn duy trì kỳ thi này đến năm 2015, sau đó mới xem xét bỏ hay không...".
|
Tại buổi họp báo một số PV đặt vấn đề: "Tại không ít Hội đồng coi thi, sau buổi thi một số thí sinh còn vứt bỏ tài liệu không được mang vào phòng thi ở sân trường, ảnh hưởng xấu đến vệ sinh, mỹ quan môi trường giáo dục....". Theo Thứ trưởng Hiển: "Việc đó không có gì sai. Nhiều học sinh dù ôn tập kỹ nhưng vẫn lo lắng mang tài liệu vào hội đồng thi. Vấn đề là có sử dụng phao thi hay không? Tất nhiên các nhà trường phải rút kinh nghiệm qua các sự việc này. Nhà trường phải giáo dục để học sinh có ý thức để tài liệu ở bên ngoài, không vứt bừa bãi....".
Trước nhiều câu hỏi của PV liên quan đến phản ánh có chuyện "người nhà gửi gắm con em cho giám thị", "clip học sinh ghi hình tiêu cực trong phòng thi", Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng cho biết: "Bộ rất quan tâm, ủng hộ và khuyến khích việc phản ánh các tiêu cực trong thi cử. Nếu đúng sẽ có xử lí nghiêm khắc và có thông tin với báo chí. Nhưng để xử lí phải có những chứng cứ. Bộ mong không chỉ báo chí nếu cung cấp có bằng chứng cụ thể".
Thí sinh trước giờ làm bài thi môn Ngữ văn. (Ảnh: Văn Chung)
"Việc nói có hiện tượng quay cóp rất nhiều. Như thế nào là nhiều vì hơn 2 cũng là nhiều rồi? Quan điểm của tôi cho rằng năm nay việc sử dụng "phao" đã được hạn chế rất nhiều so với năm ngoái. Chuyện gửi gắm con em đến nay Bộ vẫn chưa nhận được báo cáo phản ánh nào" - ông Bằng đặt vấn đề ngược.
Về phản ánh của PV liên quan đến clip tiêu cực trong phòng thi, theo ông Bằng: "Về tinh thần phát hiện tiêu cực nào cũng được hoan nghênh. Tuy nhiên thí sinh sử dụng điện thoại hay máy để quay là vi phạm".
Giáo viên không chấm bài tự luận học sinh trường mình
Về công tác chấm thi, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: "Chúng tôi sẽ có hướng dẫn chi tiết về biểu điểm từng bộ môn cho người chấm thi. Bộ cũng lưu ý là phải đảm bảo chấm quy trình 2 vòng độc lập. Trong từng tỉnh sẽ đảm bảo giáo viên không chấm bài tự luận học sinh của trường mình".
Các khâu kiểm tra kỹ thuật, phát hiện việc học sinh sao chép bài cũng được Thứ trưởng Hiển lưu ý.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển: "Ít nhất từ nay cho đến 2015 vẫn sẽ áp dụng việc thi Tốt nghiệp THPT để kiểm tra năng lực học tập của học sinh".
Trả lời câu hỏi của VietNamNet về việc có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hay gộp kỳ thi này với kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ, Thứ trưởng Hiển cho rằng: "Bộ vẫn đang nghiên cứu và xem xét. Hiện nay chúng ta có nhiều cách để đánh giá năng lực của học sinh thí dụ: Các môn Nghệ thuật, Thể dục, Âm nhạc đã không cho điểm mà đánh giá bằng nhận xét, việc học sinh nghiên cứu khoa học được xem xét cộng điểm khi thi. Đấy cũng là một đổi mới. Việc có bỏ hay gộp ít nhất phải sau năm 2015 khi chương trình SGK mới được đưa vào. Tuy nhiên, qua từng năm Bộ vẫn có những điều chỉnh cho phù hợp. Như năm nay đã có tới 7 điểm mới cơ bản".
Thí sinh có 7 ngày phúc khảo bài thi
Ông Trần Văn Kiên, phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết: "Sau khi công bố điểm thi - thí sinh có 7 ngày nộp đơn phúc khảo. Dựa vào số lượng đơn mà Sở GD-ĐT chủ động đảm bảo thời gian cho thí sinh đi thi ĐH,CĐ".
"Việc duyệt và thông báo kết quả điểm thi vẫn do các sở đảm nhận" - ông Kiên nói. Tuy nhiên, trước thông báo kết quả điểm thi trên mạng, các sở phải gửi thông tin kết quả cho Bộ. Rút kinh nghiệm năm trước, các đơn vị chấm thi xong và chưa báo cáo với Bộ cứ lần lượt đưa lên mạng thông báo kết quả và như thế là sai quy trình".
42 giám thị và thí sinh phạm quy Năm nay cả nước có 34 thí sinh và 8 giám thị bị đình chỉ vì vi phạm quy chế, tỷ lệ thí sinh đến dự thi tăng hơn so với năm 2011. Tổng số thí sinh đăng ký dự thi cả nước là 963.474. Tỷ lệ thí sinh đến dự thi đạt 99,71% tăng 0,07% so với năm 2011. Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2012 được bảo mật an toàn tuyệt đối trong tất cả các khâu. Theo đánh giá ban đầu, đề thi các môn có nội dung chính xác, khoa học, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT và phù hợp với thời gian làm bài, vừa sức với học sinh,... Đặc biệt, đề thi môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý được dư luận đánh gia cao về việc ra theo hướng mở, gắn với thực tiễn đời sống chính trị xã hội và yêu cầu kiến thức liên bộ môn. |
- 5 ngành học ít cạnh tranh, lương tháng lên tới hàng trăm triệu đồng, các doanh nghiệp lớn đua nhau săn đón
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Top 3 ngành học dành cho người hướng nội, mức lương trên 50 triệu mỗi tháng trong tầm tay
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này