P-15 Termit là loại tên lửa hành trình chống tàu đầu tiên của Hải quân VN và tới tận ngày nay, nó vẫn là một trong những "sát thủ diệt hạm" chủ lực của nước ta.
Đạn tên lửa P-15 Termit rời bệ phóng |
P-15 Termit là loại tên lửa hành trình chống tàu đầu tiên của Hải quân Việt Nam và tới tận ngày nay, nó vẫn là một trong những "sát thủ diệt hạm" chủ lực của nước ta.
P-15 Termit (NATO định danh là SS-N-2) là loại tên lửa hành trình chống tàu được phát triển bởi Cục thiết kế Raduga, Liên Xô từ những năm 1950 cho mục đích tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu tàu nổi.
Tên lửa được thiết kế với kiểu thân hình trụ, khá đồ sộ cùng phần mũi tròn chứa radar tìm kiếm mục tiêu. Trên quả đạn có 2 cánh ở giữa thân (biến thể P-15M có thể gập lại để vừa kích cỡ ống phóng) cùng 3 cánh lái ở đuôi, một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn được gắn phía dưới để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng.
P-15 sử dụng động cơ hành trình nhiên liệu lỏng, hệ thống điện tử của tên lửa khá đơn giãn đặc trưng cho những thiết kế giá rẻ của Liên Xô.
Quả đạn có chiều dài 5,8m, đường kính thân 0,76m, sải cánh 2,8m, trọng lượng phóng 2,3 tấn. P-15 được trang bị đầu đạn bán xuyên giáp nặng 454kg đủ sức đánh chìm chiến hạm có lượng giãn nước 4.000 tấn.
Biến thể đầu của P-15 có tầm bắn 40km, tốc độ hành trình Mach 0.9 (cận âm thanh), radar tự dẫn của tên lửa bắt đầu được kích hoạt khi cách mục tiêu 11km (tự tìm, khóa mục tiêu, không cần sự can thiệp của tàu phóng). Trong hành trình bay, P-15 bay cách mặt nước biển 120-300m, ở pha cuối tiếp cận mục tiêu nó bay cách mặt nước vài chục mét.
Sau này, biến thể nâng cấp P-15M tăng tầm lên 80 km cùng một vài cải tiến về hệ thống điều khiển, cánh chính có thể gập lại.
Tên tuổi của P-15 Termit trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới khi một tàu tên lửa cao tốc Komar Project 183 của Hải quân Ai Cập đã dùng P-15 đánh chìm tàu khu trục Eliat của Hải quân Israel năm 1967.
Trong trận đánh đó, 2 tàu tên lửa cao tốc Komar Project 183 của Ai Cập đã phóng đi 2 tên lửa P-15 từ khoảng cách 31km so với tàu khu trục Eliat. Mặc dù hỏa lực phòng không trên Eliat đã bắn dữ đội nhưng không đánh chặn được tên lửa. Chiếc tàu khu trục lượng giãn nước 1.700 tấn bị chìm sau 2 tiếng, 47 thủy thủ thiệt mạng.
Sự kiện này đã gióng hồi chuông báo động về mối nguy hiểm của tên lửa chống tàu đối với tàu chiến hiện đại. Trong chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1971, Hải quân Ấn Độ đã sử dụng tên lửa P-15 đánh chìm một tàu quét mìn và một tàu khu trục của Hải quân Pakistan.
P-15 được đánh giá là một trong những tên lửa chống tàu trên thế giới thành công trong thực chiến.
Kỹ thuật viên Hải quân Nhân dân Việt Nam lắp đạn tên lửa P-15M lên bệ phóng tàu Tarantul Project 1241RE
Hải quân Nhân dân Việt Nam được Liên Xô viện trợ tên lửa P-15 đời đầu trang bị trên tàu tên lửa Komar Project 183 từ năm 1972.
Giai đoạn 1979-1981, hải quân ta tiếp tục được viện trợ tàu tên lửa cao tốc lớp Osa-II Project 205 trang bị 4 tên lửa P-15U Termit (tầm bắn khoảng 50km).
Những năm 1990 Việt Nam đã mua tàu tên lửa Tarantul Project 1241RE trang bị biến thể tên lửa P-15M đạt tầm bắn 80km.
Hiện nay, P-15 cùng với Kh-35 Uran là những tên lửa chống tàu chủ lực trên các chiến hạm của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?