Vào lúc gia đình bà Nguyễn Thị Ngũ (Hà Nội) đang ngon giấc đêm 8, rạng sáng 9/8 thì giật mình bởi tiếng răng rắc, rồi ầm ầm.
Gian bếp nhà bà Nguyễn Thị Ngũ (thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) đã trôi xuống sông sau trận mưa sáng 9-8 |
Đêm 8, rạng sáng ngày 9/8, khi cả gia đình bà Nguyễn Thị Ngũ và ông Hoàng Ngọc Hồng sống cạnh cầu Đuống (ở tổ 1, khối Đuống, thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đang ngon giấc, bỗng giật mình tỉnh giấc vì tiếng "răng rắc", rồi "ầm ầm". Choàng tỉnh dậy thì cả gian bếp rộng 12m2 của gia đình đã bị kéo tuột xuống dòng sông đang cuồn cuộn chảy.
Gia đình bà Nguyễn Thị Ngũ sống cạnh cầu Đuống đã hơn 70 năm nay, từ thời bố mẹ ông bà về đây lập nghiệp. Sau bao nhiêu năm sống yên ổn thì nay đang bị đe dọa bởi tình trạng sạt lở đất bởi những trận mưa xối xả khắp miền Bắc trong 2 cơn bão số 5 và số 6 liên tiếp đổ bộ vào miền Bắc chỉ trong vòng 1 tuần đã khiến mực nước sông Hồng và sông Đuống lên nhanh.
Nước lên cao đã gây ra tình trạng sạt lở ven sông Đuống, đe dọa không chỉ gia đình bà Nguyễn Thị Ngũ mà nhiều gia đình sát bờ sông. Ở khu vực này, ngoài gia đình nhà bà Ngũ, còn có 7 hộ gia đình khác cũng đang phải sống trong cảnh nguy hiểm, không biết nhà bị kéo sập xuống sông bất cứ khi nào.
Bà Nguyễn Thị Ngũ bức xúc cho biết: “Tôi xin làm kè để chống sạt lở thì chính quyền không cho, nói đây là khu vực phải di dời. Thế nhưng suốt nhiều năm qua, chỉ thấy chính quyền nói, còn dân vẫn phải sống trong cảnh lo sợ”.
Nhà bà Nguyễn Thị Bích Tần ở ngay bên cạnh nhà bà Ngũ cũng đang có nguy cơ bị kéo đổ nhà bất cứ khi nào, khi mà nền nhà, tường nhà bà Tần đã xuất hiện những vết nứt lớn; dưới nền nhà, gạch men đã phồng rộp và bong tróc bởi nền đã bị rỗng hàm ếch bên dưới khiến nền nhà rất yếu.
“Đi thì chưa biết đi đâu, ở thì có khi cả người và nhà trôi xuống sông lúc nửa đêm, chết lúc nào chẳng biết” - bà Tần nói.
Ông Trần Huy Mỵ, tổ trưởng tổ dân phố nơi đây, cho biết: “Trước thực trạng nguy hiểm này, chúng tôi đã nhiều lần báo cáo lên lãnh đạo thị trấn, lãnh đạo huyện để có phương án giải quyết, di dời dân, nhưng nay vẫn chưa thực hiện được, không hiểu vì lý do gì. Dân sống thế này thì cực kỳ nguy hiểm”.
Hầu hết những người dân sống nơi đây đều nghèo, họ đều muốn an cư để lập nghiệp. Tuy nhiên, dự án di dời dân ra khỏi khu vực này chính quyền đã nói từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.
Trong khi đó, chính quyền vẫn chưa thể lo được chỗ ở mới cho dân để di dời. Còn người dân đành tiếp tục sống trong cảnh lo sợ bởi hiểm nguy rình rập và tiếp tục chờ đợi.
Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận về vụ việc:
Tường bao, công trình phụ chỉ còn là đống gạch đổ nát
Phần còn lại cũng có thể sụp bất cứ lúc nào
Bà Nguyễn Thị Ngũ và con trai đang lo sợ, nếu trời tiếp tục mưa, ngôi nhà bà sẽ không trụ nổi
Ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Bích Tần cũng đang bị nguy hiểm rình rập
Những gia đình có nhà ven sông Đuống đang rất lo sợ đến tài sản, tính mạng của mình khi tình trạng sạt lở đất ngày một nghiêm trọng
Những hàm ếch khá lớn đã xuất hiện và đe dọa đến những ngôi nhà của các hộ dân
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?