Theo GS Nguyễn Đình Cống, vụ sập cầu ở Lai Châu không phải do quá tải hay cộng hưởng, mà do thiết kế và thi công không đảm bảo.
Nguyên nhân thực sự khiến cầu treo Chu Va 6 sập là gì, rất mong các cơ quan chức năng làm rõ |
Vụ việc cầu treo Chu Va 6 ở Lai Châu sập khiến 8 người chết và hàng chục người bị thương đã khiến dư luận không khỏi chua xót và mong muốn các cơ quan chức năng sớm tìm ra nguyên nhân thật sự của việc sập cầu.
Tại một cuộc họp ở Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu về nguyên nhân của vụ tai nạn là: "Nguyên nhân sơ bộ ban đầu là cầu treo bị sập do quá tải và cộng hưởng khi đoàn người đi bộ qua cầu".
Quá tải gây đứt dây cáp cũng là nguyên nhân mà lãnh đạo tỉnh Lai Châu kết luận về vụ sập cầu treo này.
Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Đình Cống, chuyên gia về xây dựng tại Việt Nam, một trong 7 cá nhân được trao tặng Giải thưởng Kova về khoa học công nghệ năm 2013 với đề tài “Nghiên cứu phương pháp tính toán cột bê tông cốt thép tiết diện chữ nhật, chịu nén lệch tâm xiên theo tiêu chuẩn Việt Nam” lại cho rằng, nguyên nhân cầu treo Chu Va 6 sập không phải là quá tải, mà là do thiết kế, thi công không đảm bảo.
Theo GS Cống, chiếc cầu treo còn mới, tải trọng thiết kế đủ cho cả đoàn đưa tang. Ngay cả khi tải trọng vượt tải thiết kế thì dây cáp vẫn chưa thể đứt nếu được thiết kế và thi công với chất lượng bảo đảm vì hệ số an toàn của dây cáp được quy định rất cao.
GS Nguyến Đình Cống cũng loại trừ khả năng cộng hưởng, mà ông nói đã từng xảy ra trên thế giới nhưng "phải là đội quân diễu hành đi rầm rập".
“Cầu treo dài 54 m bị sập khi có đám tang đi qua. Nguyên nhân trực tiếp là đứt dây cáp. Nhưng cái gì gây ra đứt dây? Người ta tạm cho là sự quá tải... vì tải trọng thiết kế của cầu chỉ là 1,5 tấn. Tôi không thể nào tin được. Hỏi 1,5 tấn là tải trọng toàn bộ hay trên mỗi mét dài. Nếu là tải trọng toàn bộ thì trên mỗi mét chỉ là 1,5/54 = 0,028 T/m = 28 kG/m (đây là tải trọng cho con dán hoặc cùng lắm là chuột đi qua cầu). Như vậy, cần hiểu tải trọng thiết kế là 1,5 tấn trên mỗi mét dài, vậy tổng tải trọng sẽ là 1,5x54=81 tấn. Tải trọng của đám tang còn xa mới đạt con số ấy.
Ngay cả khi tải trọng vượt tải thiết kế thì dây vẫn chưa thể đứt (nếu được thiết kế và thi công với chất lượng bảo đảm) vì hệ số an toàn của dây cáp được quy định rất cao (từ 4 trở lên)”, GS Cống phân tích.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?