Đó là phát biểu của ông Đoàn Thanh Lâm, đại diện lãnh đạo lực lượng Kiểm ngư vùng 2 (đóng tại Đà Nẵng) khi trả lời phỏng vấn của PV.
Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam lên đường làm nhiệm vụ |
Xin ông cho biết về cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ của lực lượng kiểm ngư?
- Ngày 15/4/2014, tại Đà Nẵng, lực lượng kiểm ngư Việt Nam (trực thuộc Tổng cục Thủy sản) được thành lập. Lực lượng kiểm ngư thực hiện chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. Đồng thời, lực lượng kiểm ngư sẽ hỗ trợ và giúp đỡ ngư dân yên tâm sản xuất, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tham gia bảo vệ an ninh, trật tự và chủ quyền quốc gia trên các vùng biển của lãnh thổ Việt Nam. Kiểm ngư Việt Nam gồm Cục Kiểm ngư có trụ sở chính tại Hà Nội và 4 Chi cục Kiểm ngư.
Điểm khác biệt giữa kiểm ngư, cảnh sát biển, hải quân?
- Lực lượng Kiểm ngư ngoài chức năng góp phần ổn định mức tăng trưởng kinh tế của ngành, còn kết hợp với nhiều lực lượng để đảm bảo trật tự an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển trong tình hình mới. Cảnh sát biển và Hải quân là những lực lượng vũ trang có quyền hạn và chức năng riêng biệt. Tuy nhiên, lực lượng này không phải lúc nào cũng hiện diện trên biển. Vì vậy, kiểm ngư ra đời góp phần hỗ trợ ngư dân, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền quốc gia, đặc biệt trong việc thực hiện chủ trương “dân sự hóa” ở các vùng biển nhạy cảm khi không thể có các lực lượng vũ trang.
Nói rõ hơn, kiểm ngư là lực lượng kiểm tra, kiểm soát dân sự của Việt Nam có đầy đủ các thẩm quyền để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.
Xin ông cho biết tình hình của lực lượng kiểm ngư hiện đang làm nhiệm vụ ngăn chặn Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trên vùng biển Hoàng Sa?
- Hiện tình hình ở khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD- 981 trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Đến thời điểm 17h ngày 12/5, Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 80 tàu bảo vệ giàn khoan HD-981, trong đó có cả tàu hộ vệ tên lửa, tàu tấn công nhanh và máy bay. Hành động ngang ngược nhất của phía Trung Quốc diễn ra ngay trong ngày 12/5 là tìm mọi cách để ngăn cản các tàu của chúng ta tiếp tế lương thực, thuốc men cho các tàu đang làm nhiệm vụ. Nhưng cho dù tàu lực lượng của chúng tôi liên tục bị tàu Trung Quốc húc hoặc dùng vòi rồng tấn công, Kiểm ngư vùng 2 vẫn kiên cường góp phần cùng với các lực lượng khác, đặc biệt cùng Cảnh sát Biển Việt Nam, ngăn chặn hành vi sai trái của Trung Quốc.
Chúng tôi sẵn sàng hi sinh, quyết tâm bảo vệ đến cùng chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Hiện tinh thần của anh em kiểm ngư đang làm nhiệm vụ trên biển rất vững. Kể cả những anh em bị thương, sau khi được nhân viên y tế chăm sóc, hiện số anh em này đã phục hồi sức khỏe và kiên quyết xin ở lại tiếp tục nhiệm vụ bám biển, bám tàu, không cho Trung Quốc thực hiện ý đồ hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển của Việt Nam. Xin nhắc lại Tất cả sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình để bảo vệ cho bằng được chủ quyền trên biển của Tổ quốc.
Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, tàu kiểm ngư tại khu vực đã có những hành động cụ thể gì, được trang bị những thiết bị gì?
- Hiện chúng tôi có hàng chục tàu kiểm ngư được trang bị hiện đại để vươn khơi xa. Đội tàu nhỏ nhất hiện có chiều dài hơn 38m, rộng 7,8m, tốc độ đạt 18 hải lý/h. Đặc biệt, các tàu kiểm ngư đều được trang bị 3 máy đẩy, đảm bảo hoạt động trên biển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Các kiểm ngư viên cũng đã được tập huấn về nghiệp vụ, các tình huống xử lý khi gặp các tàu nước ngoài vi phạm lãnh hải Việt Nam. Ngoài trang bị tự vệ, hệ thống đèn chiếu sáng công suất lớn để tuần tra kiểm soát vào ban đêm, tàu kiểm ngư còn được trang bị loa lớn, có khả năng phóng thanh trong bán kính 2 hải lý để thông báo cho ngư dân, đẩy đuổi tàu vi phạm luật biển. Tàu còn được trang vị hệ thống truyền dữ liệu vệ tinh, đảm bảo thông tin liên lạc giữa biển và đất liền… Tuy nhiên trang thiết bị chỉ quan trọng một phần. Còn có sự quan trọng khác, đó là khi chúng tôi làm nhiệm vụ ở tiền tiêu thì sau lưng chúng tôi có sự “tiếp lửa” của hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Sự đóng góp, hỗ trợ về mặt tinh thần lẫn vật chất của nhân dân cả nước đã tạo cho chúng tôi sự động viên rất lớn. Điều đó đã khiến anh em kiểm ngư càng vững tin hơn khi làm nhiệm vụ trên thực địa. Kể cả người thân của các anh em đang làm nhiệm vụ trên biển cũng cảm thấy yên tâm và động viên người thân của mình tiếp tục bám biển, bám tàu để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo mà Tổ quốc giao phó.
Đặt vấn đề tàu Trung Quốc tấn công hung hăng nghiêm trọng hơn nữa, kiểm ngư sẽ hành động ra sao?
- Chúng tôi hiểu nhân dân đang rất bức xúc trước các hành động tấn công của phía Trung Quốc như đâm tàu, phun vòi rồng nhưng chúng tôi khuyên mọi người cần bình tĩnh, kiềm chế, thực hiện đúng chủ trương nhất quán của Chính phủ là dùng các biện pháp ngoại giao, hòa bình. Chúng ta đang có những lợi thế khi đấu tranh trên tuyến này. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn không bao giờ quên bài học, khi để Trung Quốc chiếm được đảo thì giữ chặt và lấy đó làm bàn đạp để thực hiện các âm mưu xâm chiếm tiếp theo. Cho nên chúng ta tuy nhân nhượng nhưng quyết không để mất bất cứ thứ gì. Còn với ngư dân, chúng tôi luôn khuyến cáo họ tránh xa vùng Trung Quốc hạ giàn khoan. Bất cứ trường hợp nào gặp sự cố thì kiểm ngư và cảnh sát biển luôn túc trục sau ngư dân để giúp đỡ. Bà con ngư dân nên đi sản xuất trên biển theo tổ, đội. Khi gặp sự cố ảnh hưởng đến việc sản xuất trên biển, ngư dân cần thông báo ngay cho cơ quan chức năng, trong đó có lực lượng Kiểm ngư với đường dây nóng 0462737323 tiếp nhận thông tin, sự cố trên biển 24/24h. Ngoài ra, ngư dân có thể liên lạc với các Đài Thông tin duyên hải khi gặp sự cố.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng, tàu Việt Nam đáp trả Sáng 12/5, báo Tuổi trẻ TP.HCM đưa tin Trung Quốc đã điều 15 tàu hải giám, hải cảnh và các tàu cá bán vũ trang bao vây tàu của Việt Nam khi phát hiện tàu kiểm ngư 9226 cùng các tàu khác tiến vào giàn khoan Hải Dương-981. Báo này mô tả các tàu Trung Quốc đã tập trung lao thẳng vào tàu kiểm ngư của Việt Nam rồi bất ngờ dùng súng nước tấn công tàu 9226. Tiếp đó, 5 tàu hải giám và hải cảnh tiến về hai bên hông, áp sát hai mạn tàu 9226 để xịt vòi rồng áp lực mạnh vào các vị trí là ống khói, ca bin, cột ăngten nhằm cắt đứt hệ thống thông tin liên lạc của tàu Việt Nam. Thuyền trưởng Cao Duy của tàu 9226 quyết định sử dụng súng bắn nước và xịt vòi rồng đáp trả, cản phá tàu Trung Quốc. Cuộc đối đầu diễn ra hơn một tiếng từ 7h30, khoảng 9h45 thì tàu Trung Quốc rút. Tàu 9226 bị thiệt hại một phao bè, một ăngten Vinasat bị thổi xuống biển, một loa tuyên truyền bị hỏng nặng. Trước đó, phía Trung Quốc đã nhiều lần có hành vi hung hăng ngăn cản tàu Việt Nam làm nhiệm vụ. Trong cuộc họp báo ngày 7/5, Cảnh sát biển Việt Nam đã công bố hình ảnh tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công các tàu kiểm ngư của Việt Nam, làm hư hỏng tàu và bị thương 6 kiểm ngư. Trong những ngày tiếp theo, có thêm 3 kiểm ngư viên bị thương trong các cuộc va chạm với tàu Trung Quốc. Những ngày qua, Trung Quốc thường xuyên tăng cường số tàu và các máy bay để bảo vệ khu vực đặt giàn khoan. Phía Trung Quốc liên tục cho khoảng 50 tàu cản trở các Biên đội tàu Cảnh sát biển Việt Nam thực thi pháp luật trên biển. Những ngày qua, nhiều lượt máy bay Trung Quốc liên tục hoạt động ở khu vực giàn khoan Hải Dương-981. Lực lượng cảnh sát biển cũng phát hiện 2 tốp máy bay quân sự Trung Quốc bay phía trên các tàu của Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam ở độ cao 800-1.000m. Trong số này có một tốp máy bay tiêm kích và một tốp máy bay cánh bằng mang số hiệu 9401. Trung Quốc cũng nới rộng phạm vi cấm các loại tàu bè hoạt động quanh giàn khoan từ 3 lên 10 hải lý. 5h22 sáng 1/5, các tàu kiểm ngư của Việt Nam phát hiện giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc cùng 3 tàu dịch vụ di chuyển từ tây bắc đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam xuống phía nam nhằm hạ đặt khoan thăm dò trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý. Việt Nam đã sử dụng lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Các hội, ngành nghề của Việt Nam cũng đã lên tiếng phản đối kịch liệt hành vi ngang ngược của Trung Quốc. Người dân ở nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM đã xuống đường phản đối hành động của Trung Quốc, yêu cầu nước này rút giàn khoan khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Tết Âm lịch năm nay có rơi vào đợt rét đậm, rét hại? Thời tiết cụ thể dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ thế nào?
- Tin vui: TP. HCM sắp xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam, chính thức 'soán ngôi' Landmark 81
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tết Âm lịch năm nay có rơi vào đợt rét đậm, rét hại? Thời tiết cụ thể dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ thế nào?
- Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
- Công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc hàng loạt chế độ trợ cấp cực lớn này
- 'Khủng' nhất Việt Nam: Ai là người vừa được thưởng Tết Nguyên đán hơn 1,9 tỷ đồng?
- Tại sao năm Ất Tỵ 2025 Âm lịch lại có tới 384 ngày?
- Ngày đẹp trong tháng Chạp để làm những nghi lễ cuối năm quan trọng nhất trước khi Tết đến
- Trường hợp nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt từ 4-6 triệu đồng?
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?