Gia đình sản phụ tử vong Nguyễn Thị Hằng cho rằng, nếu nếu Bệnh viện Phụ sản TƯ không hỗ trợ được mức 450 triệu đồng thì cũng phải được mức 400 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Lụa - mẹ chồng của sản phụ tử vong Nguyễn Thị Hằng và con trai của chị Hằng hiện đã được hơn 1 tuổi |
Liên quan đến việc thỏa thuận về phương án hỗ trợ, bồi thường cho gia đình sản phụ Nguyễn Thị Hằng (SN 1992, thường trú tại Hà Đông – Hà Nội, đã tử vong trong khi sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương vào năm 2012).
Trao đổi với chúng tôi, anh Bùi Thế Hải, chồng nạn nhân cho biết, mặc dù vợ anh đã mất được hơn 1 năm nhưng cho đến thời điểm hiện tại, việc thỏa thuận về phương án hỗ trợ, bồi thường giữa bệnh viện và gia đình vẫn chưa đạt được.
"Khi vợ tôi mới mất, phía bệnh viện có mang đến 2 lần tổng cộng là 11 triệu đồng và nói rằng đó là hỗ trợ mai táng, đồng thời, có nuôi con tôi 1 tuần trong viện và cung cấp 1 năm sữa cho cháu.
Còn từ đó đến nay, dù đã có những buổi làm việc giữa gia đình, bệnh viện, có sự chứng kiến của cả thanh tra Bộ Y tế nhưng hơn 1 năm sau khi vợ tôi mất, gia đình vẫn chưa nhận được lời xin lỗi, giải quyết cụ thể nào từ phía bệnh viện", anh Hải nhấn mạnh.
Về việc phía Bệnh viện Phụ sản Trung ương đưa ra mức hỗ trợ 100 triệu đồng, anh Hải cho rằng, số tiền đó không thoả đáng.
"Trong các buổi làm việc, phía bệnh viện đề nghị nên dùng chữ hỗ trợ thay cho bồi thường để tránh những điều không hay và gia đình tôi đã chấp thuận ghi như vậy vào biên bản.
Lúc ban đầu, phía gia đình tôi đề nghị hỗ trợ số tiền là 980 triệu đồng, nhưng sau khi làm việc với bệnh viện, đã xuống còn 450 triệu đồng. Số tiền này, bao gồm tiền chi phí ma chay cho vợ tôi, tiền hỗ trợ nuôi hai con thơ dại của vợ chồng tôi từ nay đến lúc 18 tuổi.
Nhưng trong buổi làm việc vào khoảng tháng 6 vừa qua, lãnh đạo bệnh viện có nói rằng, chỉ hỗ trợ 100 triệu đồng từ chính tiền quyên góp của cán bộ, y bác sỹ trong viện chứ không lấy từ ngân sách.
Gia đình tôi không đồng ý với mức hỗ trợ đó, bởi với số tiền như vậy, trong thời điểm như bây giờ, liệu có thể nuôi được 2 con tôi đến 18 tuổi hay không? Trong khi các cháu còn nhỏ, ốm đau liên tục, lại học hành và chưa kể đến chi phí ma chay cho vợ tôi khi đó đã hết đến quá nửa số tiền này và gia đình phải đi vay nợ.
Vì thế gia đình tôi đề nghị, nếu bệnh viện không hỗ trợ được mức 450 triệu đồng thì cũng phải được mức 400 triệu đồng...", anh Hải bày tỏ.
Anh Hải cũng khẳng định, việc vợ mình tử vong là do sự thiếu trách nhiệm của các bác sỹ trong ca trực ngày 29/8/2012.
Một trong những tin nhắn của chị Hằng gửi cho gia đình trước khi tử vong
"Ngày 22/8/2012 vợ chồng tôi ra Bệnh viện Phụ sản Trung ương để đăng ký đẻ. Ngày 28/8/2012, bác sỹ Danh Cường khám và đề nghị đây là trường hợp rau tiền đạo nên người nhà phải đăng ký mổ đẻ tại bệnh viện.
Khoảng 10h sáng ngày 29/8, vợ tôi được đưa vào phòng đẻ số 1 và dù gia đình đã có ý kiến đề nghị mổ đẻ của bác sỹ trước đó nhưng các bác sỹ trực hôm đó vẫn chỉ định cho đẻ thường.
Do chuẩn bị tâm lý mổ đẻ nên vợ tôi không hề ăn sáng, sau khi nhập viện cô ấy kêu đói khát nhưng các bác sỹ bỏ mặc, dù trước đó gia đình đã gửi sữa vào. Đến 11h, vợ tôi liên tục gọi ra thông báo tình trạng đau đớn và nguy kịch, cầu cứu mổ ngay, gia đình đã nhiều lần cầu cứu bác sỹ nhưng họ vẫn thờ ơ.
Vợ tôi khóc, gọi ra nhiều lần đề nghị mẹ đẻ giúp đỡ liên hệ bác sỹ mổ và kể cả khi đã đăng ký, nộp 3 triệu để mổ đẻ như thông báo nhưng các bác sỹ vẫn không mổ.... Đến 14h khi chúng tôi liên lạc lại thì vợ tôi không còn nghe máy nữa...
Các bác sỹ phải mổ để cứu con tôi và cho rằng, nguyên nhân tử vong là do tắc mạch ối nhưng liệu rằng, có thể nào tắc mạch ối đến tận 5 tiếng đồng hồ như vậy không? Nếu các bác sỹ mổ sớm cho vợ tôi thì có phải là cô ấy đã không bị chết oan ức?", anh Hải nói.
Cũng theo anh Hải, sau khi vợ anh tử vong, gia đình yêu cầu cho xem hồ sơ bệnh án nhưng không có ở tầng 3.
"Bác sỹ mời tôi lên tận tầng 4 - 5 tìm bệnh án thì lại thấy có 2 bệnh án. Khi khám nghiệm tử thi thì bệnh án mất bản siêu âm chẩn đoán sản phụ bị rau tiền đạo. Chúng tôi có hỏi thì lãnh đạo bệnh viện đổ lỗi cho nhau.
Chưa nói đến việc vợ tôi tử vong lúc 15h nhưng đến tận 18h cơ quan công an mới đến niêm phong hồ sơ. Và trước khi khám nghiệm pháp y thì vợ tôi đã được bệnh viên mổ để cứu con tôi rồi vậy nên chúng tôi cũng không thực sự tin tưởng vào kết quả này...", anh Hải cho hay.
Trước đó, trao đổi với chúng tôi, TS Vũ Bá Quyết – Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng thừa nhận, hiện nay giữa bệnh viện và gia đình vẫn chưa đạt được sự thỏa thuận về phương án hỗ trợ, bồi thường.
Về nguyên nhân dẫn đến việc sản phụ Nguyễn Thị Hằng tử vong, ông Quyết cho biết đó là do tắc mạch ối trong khi sinh, nước ối tràn lên máu khiến sản phụ tử vong. Các y bác sĩ trong ca trực hôm đó đã “làm đúng quy trình” và “không hề có bất kì sai sót nào”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?