Một mùa tuyển sinh cao học lại bắt đầu. Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa, kỳ thi tuyển sinh cao học của các trường đại học sẽ chính thức diễn ra. Thị trường “phao” thi lại rục rịch vào mùa “cung ứng”...
![]() |
|
Muôn sắc “phao”, “ruột mèo”
Những tưởng “phao” thi chỉ nóng trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, nhưng với một kỳ thi “bậc cao” như cao học, chuyện “phao” thi vẫn còn nhiều điều để nói. Trong mùa thi cao học đợt tháng 11.2011, đã có phản ánh “Cảnh báo chất lượng thi cao học” về tình trạng thí sinh sử dụng tài liệu trong phòng thi diễn ra khá phổ biến, song con số vi phạm bị phát hiện và xử lý lại chưa phản ánh được hết thực tế.
Chiêu thức gấp “ruột mèo”.
Năm nay, dù mới chỉ là đầu mùa, nhưng không khí rục rịch chuẩn bị cho kỳ thi đã được các sĩ tử “hâm nóng” từng ngày. Cũng giống như nhiều năm, những ngày cận thi, đặc biệt là các kỳ thi có tính “bước ngoặt”, các cửa hàng photocopy, các trung tâm luyện thi là nơi sôi động nhất. Nhiều người đã tìm đến đặt hàng, hoặc là lựa “hàng” để chuẩn bị cho kỳ thi.
Ghé qua vài khu photocopy có tiếng như: Triều Khúc, cổng sau Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Bách khoa, cổng Trường ĐH Sư phạm... các chủ hàng đã bày la liệt tài liệu thu nhỏ (hay còn gọi là “phao”, “ruột mèo”) sẵn sàng cung cấp cho khách. Dừng chân tại hàng photocopy ở phố Triều Khúc, chúng tôi được một chủ hàng giới thiệu đủ các loại “phao” với nhiều hình dạng, kích cỡ khác nhau. Chủ hàng còn đưa chúng tôi xem “hàng mới”, đó là một loại bút viết có chức năng giấu tài liệu, do Trung Quốc sản xuất, mới nhập vào VN gần đây.
“Phao” giá rẻ trôi nổi thị trường
Nhìn bên ngoài, loại bút này cũng giống như những chiếc bút bi khác, tuy nhiên, bên trong thân bút được cấu tạo trục quay cực nhạy và có sẵn cuộn giấy 8 x 16cm. Đây là loại giấy được cán bằng hóa chất để in quảng cáo, phôi giấy mời nhưng khi cần làm “phao” có thể viết bằng mực thường và tẩy xóa dễ dàng. Khi dùng, chỉ việc kéo gờ cứng bọc kẽm lộ bên ngoài, cả trang giấy sẽ hiển thị trong lòng bàn tay. Nếu người sử dụng thấy dấu hiệu bị theo dõi chỉ cần đẩy ngón tay, cuộn giấy chui ngay vào thân bút. Ngoài ra, thị trường “phao” thi năm nay còn xuất hiện loại “phao vô hình”, viết bằng loại chữ li ti rồi dùng nước in lên băng dính trong suốt. Đáng chú ý, còn có loại giấy làm bằng bột gạo mềm như bánh đa nem, viết chữ vào đó rồi làm phao, làm xong phần nào có thể tiêu hủy bằng cách ăn luôn. Các loại phao này lại được các chủ hàng tung ra với giá khá “mềm”, nên nhiều người sẵn sàng bỏ ra vài chục, vài trăm ngàn đồng cho kỳ thi bước ngoặt.
Liệu pháp tâm lý thế nào cho đúng?
Trong vai người mua “phao” thi trong quán photocopy, chúng tôi được một khách hàng hồn nhiên chia sẻ: “Mình phải làm tài liệu thủ sẵn cho yên tâm, vào phòng thi biết đâu giám thị coi dễ mà không có tài liệu để quay thì phí lắm”. Cô bạn bên cạnh nói chen vào: “Mang phao vào mình cũng thấy hơi sợ, nhưng nó như là “bùa hộ mệnh”. Kỳ thi quan trọng thế này không có tài liệu thì không yên tâm chút nào, nhất là các môn học thuộc như triết, lý luận”. Với suy nghĩ “chắc tâm lý”, nhiều thí sinh đã không ngần ngại khi phải chọn việc mang “phao” vào phòng thi.
Tuy nhiên, Dũng – cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông - chia sẻ: “Mình không nghĩ là nên mang tài liệu vào phòng, dù không sử dụng. Bởi nếu mang “phao”, ít nhiều các bạn sẽ bị phân tán tư tưởng và như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung khi làm bài. Đó là chưa kể những rủi ro lỡ bị phát hiện”. Còn Trang - phóng viên Tạp chí Kiểm toán - cũng cho biết: “Mình còn nhớ như in một anh bạn thi cùng mình trong kỳ thi năm ngoái. Hôm ấy là thi môn triết học. Làm bài xong mà không dùng đến “phao”, gần hết giờ thì đột nhiên mớ “phao” rơi từ trong túi ra và bị giám thị phát hiện. Kết quả là cậu ta bị hủy điểm thi môn đó”.
Theo PGS-TS Mai Văn Hưng – GĐ Trung tâm Nhân học, Trường ĐH Giáo dục - “việc thí sinh mang “phao” thi vào phòng không phải là liệu pháp giúp tâm lý thoải mái, mà ngược lại, nó lại là nguyên nhân khiến thí sinh “mất điểm” ngay từ “vòng loại”. Mình chỉ có lời khuyên là các thí sinh học hành chăm chỉ, đừng phụ thuộc vào tài liệu, bởi mục đích là mình học để có kiến thức, chứ không phải để có danh hão”.


-
Sáp nhập tỉnh thành, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh thi THPT và xét tuyển đại học được tính thế nào?
-
Ngành học ‘siêu hot’ ở Việt Nam chỉ 1 trường đào tạo, mức lương lên tới 50 triệu đồng/tháng
-
Lịch nghỉ hè 2025 của 63 tỉnh thành chính thức được công bố, học sinh cả nước rục rịch đón hè
-
Mới nhất năm 2025: Các trường đại học top đầu công bố chỉ tiêu tuyển sinh




-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Mỹ công bố vắc-xin chống lại 4 loại ung thư
-
Sáp nhập tỉnh thành, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh thi THPT và xét tuyển đại học được tính thế nào?