Những ngày này, trên khắp các nẻo đường đất nước, đi đâu ta cũng có thể cảm nhận rất rõ không khí đón Tết đang rất tưng bừng, rộn rã.
|
Lang thang trên phố phường Hà Nội, cái lạnh tràn về nó làm tôi như thấy nao nao rạo rực trong lòng. Phố phường Hà Nội những ngày giáp tết dường như đông hơn, dòng người tấp nập hối hả trên những con đường quen thuộc mà lòng như hân hoan mong chờ một điều gì đó mới mẻ đang đến.
Hoa đào khoe sắc - Ảnh Thu Bình
Trên các tuyến phố, những giỏ hoa cúc vàng, chậu lan, địa lan, cây cảnh,… đang được bày bán la liệt, người mua kẻ bán nhộn nhịp tạo nên một không khí náo nhiệt những ngày giáp tết. Dịp cuối năm, các làng hoa Hà Nội thi nhau khoe sắc, cùng giao ước gặp nhau ở các chợ hoa Tết. Vậy nên, dù nhiều người tất bật với cả "núi" công việc cuối năm thì thú chơi chợ hoa Tết cũng không thể xem thường.
Đồ phong thủy mang phong vị ngày Tết - Ảnh Thu Bình
Theo ghi nhận của phóng viên tại các địa điểm bán hoa, cây cảnh, giá hoa năm nay có phần đắt hơn năm ngoái. Các cành đào đắt ít nhất là 1,5 lần hoặc 2 lần so với thời điểm này năm ngoái. Một cành đào nhỏ nếu như năm ngoái có giá khoảng 100.000 đồng thì năm nay lên tới 150.000 - 200.000 đồng, lớn hơn một chút thì 250.000 - 300.000 đồng. Một chậu mai tết có giá từ 1triệu đến vài triệu. Hoa đào được trưng khắp dọc đường từ Lạc Long Quân – Âu Cơ, đặc biệt tại Quảng Bá – Nghi Tàm. Mọi người có thể mua đào cành với giá vừa phải 90.000đồng/cành, hoặc đào gốc nhỏ giá 2-3 triệu trở lên, đào gốc to chủ yếu là cho thuê, mua cả cây giá tới trên chục triệu đồng, giá đào thế được “hô” 5-7 triệu đồng/cây.
Mỗi chậu mai này có giá 1,5 triệu - Ảnh Thu Bình
Giá cây quất năm nay tăng khoảng 15% so với năm ngoái. Với một cây quất trung bình, cho quả tròn đều, nhiều lộc, giá sẽ khoảng vài trăm nghìn đến dưới 1 triệu đồng; cây quất cao trên 1m và thế đẹp giá có thể lên tới 2 - 3 triệu đồng.
Mỗi cây quất năm nay có giá khoảng từ 200.000 đến 2,5 triệu đồng - Ảnh Thu Bình
Hoa ly 30.000-50.000 đồng/cành, thường bán nguyên một bó 5-10 cành hoặc bán cả chậu chứ không bán lẻ. Trong khi đó, các loại hoa hồng có giá 60.000-70.000 đồng/chục. Hoa cúc nhiều loại, có giá từ 20.000-30.000 đồng/bó.
Hoa ly rực rỡ đón xuân - Ảnh Thu Bình
Vẫn như mọi năm, Tết năm nay người chơi hoa Hà Nội vẫn “sính” hoa lan. Chợ nào cũng thấy hoa lan độc chiếm những vị trí đẹp, bắt mắt, với những chậu hoa đủ loại to, nhỏ, phong phú… phục vụ người yêu lan.
Địa lan giá 400.000-800.000 đồng/cành, như vậy, một chậu địa lan lên tới tiền triệu. Theo nhiều người bán hoa lan, năm nay, khách mua cả chậu lan to chủ yếu là công ty, doanh nghiệp với giá trung bình trên 10 triệu, còn lựa chọn của người chơi hoa chủ yếu dành cho những giỏ lan và cành lan, trong đó giỏ to từ 4-6 triệu, giỏ nhỏ cũng phải trên 2,5 triệu. Các cành lan bán lẻ tuy đẹp nhưng bán với giá 150 -200 đồng/cành để “chơi ngắn hạn”.
Những chậu địa lan có giá tiền triệu - Ảnh Thu Bình
Tại các chợ những ngày này đều bày bán đủ thứ chuẩn bị cho việc mua sắm Tết như: lá dong gói bánh chưng – một thứ không thể thiếu trong dịp tết đến xuân về, tranh ảnh, câu đối, quần áo, bánh kẹo, mứt tết, trái cây cùng rực rỡ sắc màu của các loại hoa. Người ta còn bày bán cả những thứ thường ngày không thấy bán, đó là những cành đào, cành mai, cây quất trĩu quả, là những tấm phong bao lì xì, lá dong gói bánh chưng… Đối với mỗi người Việt, Tết là ngày lễ lớn nhất trong năm, kết thúc một năm cũ đã qua và đón một năm mới đến, vì vậy việc đón Tết hết sức cẩn trọng và ai cũng mong có một cái Tết đủ đầy.
Dọc các tuyến đường Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt, Lạc Long Quân, Âu Cơ,… đào, quất, mai tết, cây cảnh được bày bán la liệt. Từ những mặt hàng truyền thống là đào, quất, mai… năm nay chợ còn khoe sắc nhiều loại cây cảnh khác như bưởi, cam Canh, các loại lan, mai đỏ với giá cả tương đối phù hợp, các chậu hoa, bình hoa, đồ phong thủy,.. cũng được bày bán đủ loại, thu hút rất nhiều khách tới xem.
Khách "Tây" rất thích thú với những chậu hoa lụa, hoa giả trên phố hàng Rươi - Ảnh Thu Bình
Hoa nằm khắp nơi, trong những chiếc xô đơn giản, trên yên xe gắn máy cũ kỹ hay trên những sạp hàng bằng tre, theo những cô hàng rong len lỏi khắp con phố.
Phố Hàng Mã rực rỡ đèn lồng và đồ trang trí. Cả dãy phố lộng lẫy một màu đỏ tươi, mỗi gian hàng có 1 cách bài trí độc đáo, bắt mắt, thu hút rất đông người đến thăm quan, mua sắm.
Phố Hàng Mã rực rỡ đồ trang trí Tết - Ảnh Thu Bình
Hoa lụa, hoa giả và cây cảnh các loại tràn ngập phố Hàng Rươi. Người mua tấp nập, người bán hào hứng, cả dãy phố có chung một không khí náo nức, rộn rã khi Tết đang đến gần.
Phố Hàng Rươi rộn ràng sắc hoa ngày Tết - Ảnh Thu Bình
Tại các bến xe khách như Mỹ Đình, bến xe Phía Nam (Giáp Bát), bến xe Gia Lâm,… lượng khách tăng đột biến, đều bị quá tải bởi lượng hành khách và đa phần hành khách là những người lao động ngoại tỉnh hoặc sinh viên về quê ăn Tết.
Mùa xuân đang hiện hữu về trên những khuôn mặt rạng ngời, trên nụ cười tươi rói của trẻ thơ khoe áo mới, và đâu đó trên khắp phố phường, trên khắp những con đường, nhành hoa đào đang đua nhau khoe sắc thắm trong gió xuân mơn man và len lỏi trên khắp chuyến tàu chở đầy ắp tiếng cười, niềm vui của những người con xa xứ đang về quê ăn tết. Họ cười nói, chúc tụng nhau một năm mới thật hạnh phúc và an lành khiến cho tình người như được dàn trải ra mênh mông bất tận, chan hoà.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?