Rạng sáng mai 15/10, bão số 11 giật cấp sẽ đổ bộ vào phía bắc TP Đà Nẵng và Thừa Thiên-Huế. Sở chỉ huy tiền phương phòng chống bão số 11 đã được lập.
Vị trí, vùng ảnh hưởng và hướng di chuyển của bão số 11 - Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Trung ương |
Tại cuộc họp bàn biện pháp phòng chống cơn bão số 11 diễn ra sáng 14/10 tại Hà Nội, ông Võ Văn Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, cho biết dự báo khoảng 4 giờ sáng mai (15/10), bão sẽ áp sát bờ biển và có thể đổ bộ vào phía bắc của TP Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Cường độ bão lúc gần bờ mạnh cấp 11, 12.
“Tổng lượng mưa tại các tỉnh, thành từ Nghệ An đến Đà Nẵng trung bình từ 200mm - 250mm và có thể lên đến 300mm” - ông Hòa cho biết.
Để đối phó với cơn bão số 11 đang tiến rất gần vào khu vực TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế, chiều tối qua 13-10, hai đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương Cao Đức Phát, đã trực tiếp đi vào miền Trung để chỉ đạo công tác ứng phó.
Sở chỉ huy tiền phương phòng chống bão số 11 đã được thành lập tại trụ sở UBND TP Đà Nẵng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, để chỉ đạo đối phó với bão.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lúc 10 giờ sáng nay 14-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,7 độ vĩ Bắc; 111,0 độ kinh Đông, trên khu vực phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, cách bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Vị trí, vùng ảnh hưởng và hướng di chuyển của bão số 11 (bão Nari) theo dự báo của Hải quân Mỹ
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km.
Đến 10 giờ ngày 15/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,2 độ vĩ Bắc; 107,7 độ kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa ngày hôm nay (14/10) còn có gió mạnh cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội.
Khu vực nam Vịnh Bắc Bộ, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định (bao gồm cả các đảo Lý Sơn và Cồn Cỏ) có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12, cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Biển động dữ dội.
Từ chiều tối nay, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 10 - 12, giật cấp 13, cấp 14. Ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to đến rất to. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3-4 mét.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?