Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, việc bãi nhiệm đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
|
Quốc hội khóa XIII đã được thông qua tại phiên họp sáng 21/5, Quốc hội sẽ thảo luận và biểu quyết Nghị quyết về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến vào sáng 26/5.
Vào chiều 23/5, Trưởng Ban công tác đại biểu của Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Nương sẽ trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An).
Đến chiều 24/5, các Đoàn đại biểu Quốc hội họp để thảo luận về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến. Quốc hội dành trọn chương trình làm việc sáng 26/5 để triển khai các công việc tiếp theo.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến tại diễn đàn Quốc hội
Cụ thể, Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương báo cáo kết quả thảo luận ở Đoàn về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến. Sau đó, bà Đặng Thị Hoàng Yến phát biểu ý kiến (nếu đăng ký). Quốc hội thảo luận các vấn đề liên quan, bầu Ban kiểm phiếu và bỏ phiếu về việc bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, việc bãi nhiệm đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?