Lần đầu tiên kể từ năm 2012, bốn giải Grand Slam trong năm có 4 nhà vô địch khác nhau. Tuy nhiên, người nắm giữ vị trí số 1 thế giới của năm lại là Novak Djokovic.
Quần vợt thế giới 2014: Liệu măng có mọc được không? |
Điều đó đã được xác định trước cả khi trận chung kết diễn ra. Chỉ có điều, việc giành chiến thắng khiến cho Nole kéo dài được chuỗi trận bất bại trong suốt 3 năm qua tại các giải đấu trong nhà. Đó là chưa kể tới món tiền tưởng 2 triệu đô và bảo toàn được 1500 điểm số trên BXH ATP. Những gì đã xảy ra trong suốt giải đấu, thậm chí cả ở những sự kiện trước đó đã liên tục khiến người hâm mộ tin rằng có thể những lớp ‘măng non’ đang mọc dần lên dù ‘tre chưa già’.
Điển hình là trường hợp của tay vợt người Nhật Bản Kei Nishikori, lần đầu tiên tham gia giải đấu với tư cách tay vợt duy nhất trong lịch sử quần vợt châu Á làm được điều ấy đã vào tận bán kết sau khi thể hiện phong độ ấn tượng ở vòng bảng. Anh đánh bại cả Andy Murray, người chưa bao giờ thua anh trước đó và tay vợt người Tây Ban Nha David Ferrer. Trước đó ở US Open, Nishikori cũng là đương kim á quân. Nhưng từng ấy điều chỉ đủ làm nên những bất ngờ ngắn hạn, Nishikori vẫn chẳng thể đánh lại được Djokovic ở bán kết. Hoặc như trường hợp của Marin Cilic, đương kim vô địch US Open nhưng lại không thắng nổi một trận ở ATP Finals hay Milos Raonic phải ngậm ngùi rời giải đấu sau 2 trận thua và một cái chân bị đau.
Đây đã là lần thứ 3 trong 4 năm trở lại đây, Nole là người nắm giữ ngôi số 1 thế giới của năm. Đó là kết quả của một phong độ và thể lực ổn định, sức thi đấu và khao khát chiến thắng bền bỉ không dễ gì có được. Trước Nole, Roger Federer và Rafael Nadal cũng làm được những thành tích tương tự. Trong ‘Big Four’, chỉ còn mỗi Andy Murray là chưa một lần leo lên ngôi số 1 thế giới dù đã giải được cơn khát Grand Slam. Suy nghĩ đặt ra ở đây là, có vẻ như nếu ‘Big Four’ chưa thực sự thoái trào, sẽ chẳng có chỗ cho những tay vợt đang lên như người hâm mộ vẫn nhầm tưởng. Thứ nhất là cả tài năng và độ chín phong độ của họ vẫn chưa thể ở tầm có thể chinh phục được những vinh quang lớn, như là Nishikori đã bộc bạch: “Tôi luôn nghĩ về những gì mà các tay vợt lớn đã làm được. Tôi không thể tưởng tượng nổi làm thế nào mà họ có thể chịu đựng áp lực suốt cả một năm dài, đặc biệt là những người giữ ngôi số 1 thế giới. Họ luôn phải thi đấu, luôn phải bảo toàn mọi số điểm của mình”.
Người ta luôn trông chờ ‘tre già thì măng mọc’. Nhưng ngay cả khi những ‘lớp tre đã già đi’ (như Roger Federer) mà vẫn luôn ‘tươi tốt’, thể hiện sức sống tuyệt vời, thì liệu ‘măng’ có mọc được không? Khi mà chung kết giải quần vợt tựu hợp 8 tay vợt xuất sắc nhất thế giới bao năm qua vẫn quanh đi quẩn lại những cái tên quen thuộc là Nadal, Federer và giờ là Djokovic, thì các tay vợt trẻ sẽ đặt hy vọng ở đâu?
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn