Gần 11 giờ trưa. Bệnh viện tâm thần nóng như chảo lửa. Đúng giờ bệnh nhân ăn cơm, uống thuốc, không có tiếng ồn ào như tưởng tượng, không khí yên lặng đến kỳ lạ.
Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng |
Người điên cũng có những lúc tỉnh táo hiếm hoi. Thế nhưng trong cuộc tiếp xúc với những bệnh nhân trong Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng (số 193, đường Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu), người ta thấy dường như họ thích… điên hơn tỉnh, để cố quên đi những sai lầm họ đã mắc trong quá khứ.
1. Gần 11 giờ trưa. Bệnh viện tâm thần nóng như chảo lửa. Đúng giờ bệnh nhân ăn cơm, uống thuốc, không có tiếng ồn ào như tưởng tượng, không khí yên lặng đến kỳ lạ. Tất cả tập trung trong phòng ăn riêng biệt của mỗi khoa. Lướt nhìn các khuôn mặt, cứ ngờ ngợ một điểm giống nhau, sự ngơ ngác đến hiền lành. Thấy có người lạ đến, các bệnh nhân bỏ ăn, tranh nhau lại gần hỏi những câu bâng quơ, chắp nối rồi cười nói một mình.
Thế nhưng, trong nhiều câu chuyện kể của các Bác sĩ, y tá, điều dưỡng… đang công tác tại BVTT Đà Nẵng, nhiều người sẽ thật sự “choáng” khi biết được, đằng khuôn mặt ấy đang ẩn chứa rất nhiều “tội ác” mỗi lúc lên cơn điên dại. Không ít trường hợp bệnh nhân tâm thần lên cơn xung động, đã gây ra rất nhiều vụ án đau lòng như: giật, lấy đồ, đốt nhà, hiếp dâm, hành hung người khác hoặc có trường hợp giết chính những người thân thiết nhất của mình. Nhưng vì mọi hành động đều diễn ra trong vô thức nên không thể kết án họ.
Một vụ án do người tâm thần gây ra cách đây nhiều năm ở Miếu Bông (Hoà Vang, Đà Nẵng) nhưng đến nay vẫn còn ám ảnh cho rất nhiều người. Chị Hồ Thị Mai (SN 1978, ngụ Miếu Mông, huyện Hòa Vang) bị bệnh hoang tưởng, cho rằng mình được tổ tiên, ông bà, thần thánh nhập vào nên suốt ngày luyên thuyên đủ thứ chuyện. Do lúc đó, một số người dân vì ý thức kém đã tin điều chị Mai nói và người phụ nữ này nghiễm nhiên trở thành… thầy bói. Trong một lần lên cơn hoang tưởng nặng, chị Mai đã giết chết đứa con 5 tuổi, đâm chồng bị thương. Khi giám định, xác định chị bị bệnh tâm thần nên được miễn trách nhiệm hình sự. Sau một thời gian điều trị bệnh tại BVTT, bệnh thuyên giảm, chị được về nhà nhưng khi nhớ lại những cảnh tượng mà mình đã gây ra, chị đã bị trầm cảm nặng. Cuối cùng, không chịu nổi sự dày vò, chị Mai chọn cách tự sát tại nhà.
Hay như trường hợp của anh Định Hồ Phúc (SN 1980, ngụ xã Hòa Tiến, Hòa Vang, Đà Nẵng), bệnh nhân điều trị có gần 20 năm trong bệnh viện. Do bị loạn thần, ảo tưởng cha mẹ là quái vật sẽ hại mình, anh Phúc liền cầm dao giết chết cha mẹ. Còn anh Hồ Công Vinh (SN 1981, ngụ xã Hòa Liên, Hòa Vang) sát hại mẹ vì lên cơn kích động do không được thỏa mãn yêu cầu khi đòi tiền mẹ mua thuốc lá. Anh Vinh vào bệnh viện vào năm 2009.
Hai bệnh nhân Phúc và Vinh được các bác sĩ cho ra ngoài chuyện trò, thế nhưng các anh chỉ biết cười hềnh hệch trong trong ánh nhìn đờ đẫn. Khi được gợi hỏi về những kỷ niệm, về gia đình… bất ngờ cả hai cúi gằm xuống như họ muốn lảng tránh Theo BS Đỗ Văn Thanh Lân (trưởng khoa nữ), người có hơn 20 năm gắn bó bệnh viện, các bệnh nhân tâm thần tuy ý thức cuộc sống còn rất ít nhưng trong tâm trí họ vẫn không bao giờ quên những gì họ đã gây ra cho người thân của mình. Ai may mắn thì điều trị ổn định, trở về hòa nhập với cuộc sống. Ai không may mắn sẽ phải mang “bản án” suốt cuộc đời. Bác sĩ Lân cho biết thêm, lúc bình thường, người tâm thần thường rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc la hét, đập phá, đi lang thang, nói cười ngơ ngác. Nhưng khi bị kích động, xung động mạnh... do ý thức hệ không còn, hoang tưởng, ảo giác, luôn luôn nghĩ mình sắp bị người khác hại, họ sẽ tìm cách bảo vệ mình trước nên dễ gây án đối với xã hội. Riêng trường hợp này, BS Lân dẫn chứng khá nhiều, chiếm khoảng hơn 10% trong tổng số gần 200 bệnh nhân tâm thần đang điều trị tại bệnh viện.
2. Trong số bệnh nhân tâm thần, có người bệnh nặng, người mới chớm, người lâu năm, người mới đưa vào.... Bao nhiêu gia đình có người thân mắc phải căn bệnh quái ác này, là bấy nhiêu nỗi niềm chồng chất.
Bác sĩ Trương Văn Trình (khoa phục hồi chức năng) chia sẻ thêm, hầu như người bệnh tâm thần không ý thức hết nỗi đau do chính mình gây nên họ vẫn… vô tư sống. Nhưng cũng có một số bệnh nhân sau một thời gian điều trị dần ổn định đã phải xót xa vì chịu sự ghẻ lạnh của chính người thân. Có bệnh nhân ngồi khóc lặng lẽ trong phòng tận mấy ngày khiến bệnh phát lại trầm trọng hơn.
Trong giây phút tỉnh táo hiếm hoi, bệnh nhân Lê Vũ Công (SN 1977, ngụ Quảng Nam) rưng rưng nước mắt kể, anh vào bệnh viện đã 3 năm nhưng chưa bao giờ được người nhà tới thăm. Nhiều khi nhớ nhà mà vì bệnh anh chưa khỏi hẳn, lại không biết chính xác nhà mình ở đâu nên không thể về. Bác sĩ Trình cho biết, anh Công là một trong số mấy chục bệnh nhân tâm thần bị gia đình bỏ rơi, đi lang thang ngoài đường, được công an đưa vào bệnh viện. Bệnh nhân thuộc diện này chiếm khoảng 30% trong tổng số các bệnh nhân đang điều trị tại đây. “Mà cũng vì điều này mà bệnh nhân đang vướng phải một khó khăn trong vấn đề tìm “đầu ra” cho các bệnh nhân sau khi đã điều trị xong. Trong khi đó, Trung tâm điều dưỡng người tâm thần, hay Trung tâm Bảo trợ xã hội… lại đang quá tải”, một bác sĩ bộc bạch.
Một ví dụ khác, bệnh nhân Huỳnh Văn Trung (SN 1986, Hòa Hiệp Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) bị bệnh hoang tưởng, trong thời gian điều trị bệnh đã thuyên giảm phần nào, thấy có khách đến cũng tiến lại làm quen và kể: “Thỉnh thoảng mẹ mới vào thăm Trung, nhưng không hiểu vì sợ cái chi mà trốn không gặp Trung, chỉ đưa quà qua cửa sổ cho Trung rồi đi về”. Nghe lời nói của Trung, nhiều người cảm thấy cay sống mũi nhưng vẫn phải thừa nhận, Trung còn may mắn so với nhiều bệnh nhân khác khi nhận ra được mẹ mình và vẫn có gia đình đến thăm. Cũng có những trường hợp, khi gia đình đưa con vào viện, đi thăm không được con nhận ra, đã tuyệt vọng và đau đớn, không dám quay lại thăm lần 2. Và vì nhiều lý do khác nữa mà con số bệnh nhân tâm thần bị bỏ rơi cứ ngày một tăng…
Sắp chia tay, gặp một câu chuyện làm khách chợt ấm lòng đôi chút. Bên hành lang, hai bà lão Lê Thị Lan (SN 1940, ngụ quận Thanh Khê, Đà Nẵng) và bà Nguyễn Thị Tất (SN 1945, quê huyện Núi Thành, Quảng Nam, hiện sống nhờ cùng nhà bà Lan, đều có con trai bị chứng bệnh động kinh đang được điều trị tại BVTT từ đầu năm 2011) đang ngồi chờ đến giờ thăm con. “Ở nhà, mỗi khi lên cơn, con tui cứ la hét, phá phách đồ đạc. Nhiều khi không vừa ý, nó còn đánh cả tui. Thương lắm nhưng để ở nhà, sợ con quậy hàng xóm nên đành đưa vào bệnh viện. Hằng ngày, tui đi bán vé số, hễ rảnh lại vào thăm con”, bà Tất đưa tay quệt nước mắt nói. Hiểu, cảm thông bà bạn cùng cảnh ngộ, bà Lan rủ bà Tất về ở cùng. Hai người đàn bà mỗi lần chờ con lại héo hon ngồi thu mình trên ghế đá, tay vân vê chiếc nón cũ kỹ, ước muốn được gánh chịu thay con căn bệnh quái ác.
Theo bác sĩ Trương Văn Trình, bệnh tâm thần là bệnh mãn tính, điều trị hết sức phức tạp và nhiều loại, trong đó có 2 loại nặng nhất: bệnh tâm thần phân liệt và động kinh. Nếu bệnh phát hiện sớm, điều trị tốt, uống thuốc đều đặn, kiên trì…có thể khỏi bệnh và tái hòa nhập cộng đồng. Điều quan trọng để trị loại bệnh này cần có người nhà, xã hội hết sức quan tâm. Họ cần chăm sóc, yêu thương, dỗ dành nhẹ nhàng, khích lệ động viên. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?