Những ô cửa sổ không chỉ mang đến sự thông thoáng, vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn là một trong những yếu tố phong thủy cần chú ý.
![]() |
|
Nhà quá nhiều cửa sổ sẽ khiến dương khí trong nhà thái quá. Ngược lại thì gia chủ thiếu hụt khí. Cửa sổ ở phòng khách và phòng ngủ quá nhiều, kích thước lớn dễ khiến cha con bất hòa.
Cửa sổ được xem là điểm chung chuyển của các dòng khí. Do đó, số lượng cửa sổ trong nhà không nên quá nhiều. Điều quan trọng là nó đủ để không khí có thể tự do lưu thông từ ngoài vào trong và ngược lại.
Cửa sổ được xem là điểm chung chuyển của các dòng khí.
Loại cửa sổ trượt chỉ mở được một nửa làm hạn chế lượng khí có thể vào phòng. Loại cửa 2 lớp cũng có công năng sử dụng và tác dụng tương tự.
Hãy cẩn thận với loại cửa sổ pano 2 lớp cố định chỉ mở được 1 ô nhỏ bên trên. Loại cửa sổ này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi xảy ra hỏa hoạn. Chúng thường được gắn bằng kính dày, chịu được lực mạnh nên sẽ rất khó khăn để đập vỡ cửa trong trường hợp thoát hiểm khẩn cấp. Tốt nhất là các cửa sổ đều có thể mở hết cả 2 cánh và hướng ra ngoài.
Điểm cao nhất của cửa sổ phải ngang tầm với thành viên cao nhất trong gia đình. Cửa sổ phải đảm bảo cho mọi thành viên đều có thể quan sát được khung cảnh bên ngoài. Nếu ban ngày mành cửa luôn che kín, người ở có nguy cơ trầm cảm.
Bạn có thể đặt chậu cây cảnh hoặc dùng kính màu hay dán đề-can phía bên trong cửa sổ. Bằng cách này, người trong nhà vẫn có thể quan sát phía ngoài dễ dàng.
Bạn có thể đặt chậu cây cảnh hoặc dùng kính màu hay dán đề-can phía bên trong cửa sổ.
Nhà quá nhiều cửa sổ sẽ khiến dương khí trong nhà thái quá. Ngược lại thì gia chủ thiếu hụt khí. Cửa sổ ở phòng khách và phòng ngủ quá nhiều, kích thước lớn dễ khiến cha con bất hòa.
Cửa sổ quá gần sàn ở tầng sát mái sẽ tạo cảm giác bất ổn. Do đó, cần đặt trước nó 1 vật vững chắc hoặc cái bàn thấp.
Không nên trổ nhiều cửa sổ trong phòng ăn. Vì phòng ăn đại diện cho sự sung túc của gia đình. Nếu có nhiều cửa sổ, vượng khí khó tụ.
Trong khi xây dựng và bố trí cửa sổ trong ngôi nhà có rất nhiều điều mà bạn cần chú ý để tránh mắc phải những sai sót không đáng có.
5 điều cấm kỵ khi thiết kế cửa sổ
Ngoài việc là bộ mặt cho ngôi nhà của bạn, cửa sổ và cửa ra vào đóng 1 vai trò quan trọng trong phong thủy của ngôi nhà và giảm chi phí năng lượng.
Khi thiết kế cửa sổ, gia đình bạn nên chú ý đến 5 điều cấm kỵ dưới đây để ngôi nhà đẹp và hợp phong thủy hơn.
1. Tránh đặt cửa sổ ở nơi tài vị
Hướng quan trọng nhất trong phong thủy của phòng khách gọi là tài vị, nó liên quan đến sự hưng suy về tài vận, sự nghiệp, danh tiếng của cả gia đình, do đó bố cục và bài trí của tài vị không được bỏ qua. Vị trí đẹp nhất của tài vị là góc chéo của cửa vào phòng khách, điều này bao hàm 3 tình huống dưới đây: Khi cửa nhà mở sang phía trái, tài vị sẽ ở đầu trên góc chéo bên phải; khi cửa nhà mở ở giữa, thì tài vị sẽ ở khoảng phía trên góc chéo.
Vị trí tài vị được xem là nơi để tích tụ tài vận trong nhà, nếu cửa sổ đặt ngay phía trên tài vị sẽ làm cho những vận khí tốt trong nhà cũng nhanh chóng bị "chảy đi".
2. Tránh làm lưới bảo vệ cửa sổ quá dày
Hiện nay nhiều gia đình dùng lưới bảo vệ bên ngoài cửa sổ. Khi lưới bảo vệ quá dày sẽ gây nhiều bất lợi cho ngôi nhà cả về mặt thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tầm nhìn và ảnh hưởng xấu về mặt phong thủy. Trong phong thủy, trường hợp này gọi là "bế quan tỏa cảng", khiến không khí trong nhà luôn tù túng, ngột ngạt và sẽ làm cho ngôi nhà bị vận khí xấu.
3. Tránh làm cửa cản sáng
Bạn không nên treo rèm quá dày.
Bạn không nên treo rèm quá dày, hoặc không nên đóng cửa sổ kín mít khiến không khí và ánh sáng không lọt vào phòng. Điều này cũng dễ khiến người sống trong nhà bị ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, khi thiết kế cửa sổ, bạn cũng nên đảm bảo thiết kế cửa khi đóng được kín gió, đặc biệt là cửa phòng ngủ tránh cho người sử dụng phòng bị cảm lạnh.
Kỵ sau chỗ ngồi có cửa sổ. Nếu kê bàn làm việc theo lối này, người ngồi sẽ ngăn đường đi của gió và ánh sáng, theo cách nói của phong thuỷ là chặn lại sự lưu thông của khí, biến sinh khí thành sát khí, người ngồi làm việc ở tư thế này, trước sau cũng bị suy vi.
4. Tránh mở cửa sổ vào trong
Trường hợp mở cửa sổ vào trong thường do cửa sổ sử dụng cánh cửa mở vào trong hoặc các loại cửa hướng vào bên trong nhà. Theo phong thủy, nếu sử dụng loại cửa này sẽ gây nhiều bất lợi cho đường công danh và sự nghiệp của mọi người trong nhà.
5. Tránh làm quá nhiều cửa sổ
Không nên làm quá nhiều cửa sổ trong một căn phòng, nhất là phòng ngủ. Theo phong thủy, căn phòng làm nhiều cửa thì tài lộc trong nhà dễ tán. Nên làm cửa sổ có kích thước và số lượng hợp lý để mọi người luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi sinh hoạt trong nhà.
Cửa sổ, tương tự cửa chính, cũng có chức năng thu hút ánh sáng và không khí tự nhiên vào nhà, là thông đạo giao lưu giữa cuộc sống riêng tư của mọi thành viên trong gia đình với thế giới bên ngoài.
Số lượng cửa sổ trong nhà nên vừa phải, không thừa cũng không thiếu để điều hòa tốt nhất không khí trong và ngoài nhà.
Khi thiết kế cửa sổ cho bất kỳ không gian kiến trúc nào, kiến trúc sư cũng lấy sự đối lưu không khí làm trọng tâm.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu


-
Người thành công, giàu có thường hiểu rõ 'Định luật cá sấu', nó nghĩa là gì?
-
Không thể tảo mộ và cúng Thanh Minh đúng ngày Tết Thanh Minh, có thể lựa chọn ngày khác được không?
-
Bạn chỉ cần cảm ơn 4 người trong cuộc đời mình, những người còn lại chỉ là người qua đường
-
Ngày mai là Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch: Thắp hương khung giờ nào đẹp nhất?




-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'