Trong mỗi dịp Tết đến, thói quen ăn uống thường ngày bị thay đổi hẳn. Dạ dày làm việc quá sức và khó tránh khỏi những rối loạn tiêu hóa đặc biệt là tiêu chảy cấp.
Ngộ độc thức ăn và tiêu chảy cấp là những bệnh rất thường gặp trong mùa Tết. |
Tại sao Tết dễ bị tiêu chảy?
Vào dịp Tết, các gia đình thường chế biến sẵn thức ăn dự trữ và dùng trong vài ngày. Thức ăn dù đã nấu chín nhưng nếu để lâu trong nhiệt độ phòng lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì thế ngộ độc thức ăn và tiêu chảy cấp là những bệnh thường gặp trong mùa Tết.
Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn nhiều hay tiêu chảy nhiều hơn. Sau khi ăn từ 1 giờ trở đi, người bệnh sẽ có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, bụng đau quặn từng cơn sau đó bị tiêu chảy, có thể kèm theo sốt, môi khô, lưỡi bẩn.
Nếu bị ngộ độc thức ăn, bạn hãy tìm cách nôn ra hết số thực phẩm đó. Cần uống oresol để bù lại lượng nước và muối đã mất. Nếu thấy tình trạng nặng thì phải đi cấp cứu ngay, tuyệt đối không được dùng thuốc cầm tiêu chảy như viên rửa, sái thuốc phiện… vì cơ thể cần thải ra các chất độc đã xâm nhập.
Biện pháp phòng bệnh
Trong ngày Tết luôn phải thực hiện “ăn chín, uống sôi”, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, gián, bụi bặm. Xử lý phân, chất thải đảm bảo vệ sinh chung.
Để phòng chứng khó tiêu đầy bụng, nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh dùng các thực phẩm khó tiêu như thức ăn rán quá nhiều dầu mỡ; không lạm dụng rượu, cà phê, thuốc lá, gia vị gây kích thích quá đáng; nên dùng gừng giã nhỏ hòa với nước ấm uống. Có thể dùng các thuốc như maalox, simelox, phosphalugel, gasvicon khi bị chứng khó tiêu đầy bụng do thừa axít dịch vị. Các men tiêu hóa neopeptine, pancrélase, alipase cũng có thể dùng để giúp sự tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Với trẻ em, giữ vệ sinh tay sạch sẽ là biện pháp cơ bản để phòng bệnh. Nên tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi cầm nắm thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.Các bà mẹ phải rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi thay tã lót hoặc làm vệ sinh cho trẻ. Không để trẻ bò lê la trên sàn nhà hoặc ngậm tay, ngậm đồ chơi.Nếu gia đình có điều kiện, cho trẻ uống vaccin phòng Rotavirus.
Những ngày Tết, hầu hết các hiệu thuốc đều đóng cửa vì vậy để phòng bệnh tiêu chảy, chứng khó tiêu, đầy bụng, hãy chuẩn bị một số thuốc sẵn sàng trong tủ thuốc gia đình của bạn: vài gói oresol hoặc viên hydrite dùng để bù nước trong trường hợp nôn, tiêu chảy; motilum dùng trong trường hợp đầy hơi, khó tiêu, smecta dùng khi tiêu chảy , trà gừng để chữa buồn nôn, chậm tiêu...
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Nhìn vào thức ăn có thể biết được một người sống được bao lâu? Những người sống lâu có 5 điểm chung về thói quen ăn uống!
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn