Một quan chức Philippines bày tỏ mối lo ngại rằng Trung Quốc sẽ dựa vào bản đồ nước này mới phát hành để xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Philippines trên Biển Đông.
Trung Quốc có thể dùng bản đồ mới để xâm phạm và mở rộng sự bành trướng trên biển |
"Chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ hải quân Trung Quốc sẽ ỷ vào bản đồ mới mà cho mình có quyền đi tuần trong vùng đặc quyền kinh tế, thậm chí tiến gần hơn đến lãnh hải của Philippines", Philstar hôm nay dẫn lời cảnh báo của Roilo Golez, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines.
Đầu tuần nay, nhà xuất bản Bản đồ tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc phát hành một bản đồ dọc về lãnh thổ nước này, trong đó mở rộng phạm vi mà Bắc Kinh gọi là chủ quyền ra khắp Biển Đông, kéo dài đến tận bờ biển của Malaysia và Philippines theo hình lưỡi bò, ôm trọn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
"Đường lưỡi bò", khái niệm được Trung Quốc đưa ra nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, được thể hiện bằng 10 đoạn màu đỏ thay vì 9 đoạn như trước đây.
Ông Golez lưu ý rằng "đường lưỡi bò" mới nằm sát hòn đảo Palawan của Philippines trên Biển Đông và gần như tiệm cận vùng tiếp giáp lãnh hải, tức là vùng biển mở rộng từ 12 đến 24 hải lý tính từ bờ biển Phlippines. Cựu cố vấn an ninh bày tỏ hy vọng Malaysia và Indonesia sẽ phản đối tấm bản đồ bởi "đường lưỡi bò" mới tiến gần bờ biển Malaysia và thâm nhập sâu vào vùng biển gần Indonesia.
"Bản đồ này, dù không được chính thức trình lên Liên Hợp Quốc, cũng thể hiện thái độ vô trách nhiệm, gây bất ổn cho tình hình an ninh khu vực", ông nói.
Trước đó, Bộ Ngoại giao và phủ tổng thống Philippines cũng chỉ trích Trung Quốc kịch liệt, lên án động thái vi phạm luật pháp quốc tế và thể hiện rõ tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực. "Rõ ràng những bản đồ cổ của họ không đủ tính lịch sử để chứng minh chủ quyền nên họ phải vẽ ra những bản đồ mới", phát ngôn viên tổng thống Edwin Lacierda khẳng định.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%