Phát hiện nhiều loài sinh vật quý hiếm, kỳ lạ tại Việt Nam như loài dơi Grifin mũi lá, loài ếch bay Helen...
![]() |
Loài dơi Grifin mũi lá được phát hiện ở Việt Nam |
Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), kể từ năm 2012, các nhà khoa học đã phát hiện được 367 loài mới tại Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.
Trong số này các loài mới được phát hiện có 24 loài cá, 21 loài lưỡng cư, 28 loài bò sát, 1 loài chim và 3 loài động vật có vú.
Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loài rất đặc biệt như loài ếch bay Helen (Rhacophorus helenae), được phát hiện cách Thành phố Hồ Chí Minh chưa tới 100km.
Bên cạnh đó, còn có loài dơi Grifin (Hipposideros griffin) với chiếc mũi thịt kỳ cục hay một loài cá có cơ quan sinh sản ngay ở miệng.
Khu vực Mekong mở rộng trải dài từ Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, đến Việt Nam và bao gồm cả phía Tây Nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Kể từ năm 1997, đã có 2077 loài mới được các nhà khoa học phát hiện tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.
Cũng theo báo cáo của WWF, do sự phát triển không bền vững và việc săn bắn ngày càng tăng, các loài mới phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao.
Một con cá nóc lạ được tìm thấy ở Thái Lan
Clip đang được xem nhiều nhất: Sau thông báo ly hôn chồng doanh nhân, Vũ Thu Phương hiện ra sao?






-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025
-
Mỹ công bố vắc-xin chống lại 4 loại ung thư
-
Sáp nhập tỉnh thành, điểm ưu tiên khu vực của thí sinh thi THPT và xét tuyển đại học được tính thế nào?
-
Quy định mới từ 1/7/2025, thay đổi bổ sung đối tượng được hưởng BHYT 100% đi khám chữa không mất bất cứ khoản nào
-
Lịch nghỉ hè 2025 của 63 tỉnh thành chính thức được công bố, học sinh cả nước rục rịch đón hè
-
Người đàn ông Việt Nam sở hữu 3 tấn vàng ròng, từng được mệnh danh là ‘trùm đồ cổ’
-
Giảm 343 cơ quan cấp tỉnh và 1.454 cơ quan cấp huyện khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy