Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang đối chiếu, xin ý kiến và hướng dẫn về việc giải quyết chính sách nhà ở cho ông Hoàng Văn Nghiên.
Ông Hoàng Văn Nghiên bỗng muốn trả nhà vẫn phải chờ |
Liên quan đến việc giải quyết chính sách nhà đất cho cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên sau khi ông này có đơn xin trả lại biệt thự số12 Nguyễn Chế Nghĩa (phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm), ngày 24/12, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn cho biết:
“Chúng tôi vẫn đang đối chiếu với các quy định chính sách, rồi còn phải làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính để xin ý kiến và chờ văn bản hướng dẫn.
Vì vào mỗi thời điểm, chính sách lại khác nhau, không thể lấy chính sách từ những năm trước để áp dụng vào thời điểm hiện tại. Sau đó mới bắt đầu đi tìm chỗ ở phù hợp cho ông Nghiên”.
Về việc thanh lý hợp đồng đối với căn biệt thự ở 12 Nguyễn Chế Nghĩa, ông Tuấn cho biết, việc này đã được UBND thành phố giao cho Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, cho đến thời điểm hiện tại chưa thấy Công ty có báo cáo về việc này.
Nói thêm về căn biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, ông Tuấn cho biết: “Trước kia theo Nghị định 61 thì cho phép những người thuê nhà được phép mua nhà. Nhưng vì tiền thuê nhà theo Nghị định rẻ quá nên không có tái đầu tư, mà nếu sau này có chuyện gì ảnh hưởng đến tính mạng người dân thì Nhà nước phải chịu trách nhiệm.
Chính vì thế, Nhà nước khi ấy có chính sách “vừa tiến vừa lùi”, tức là tạo điều kiện bán cho dân để họ sở hữu tư nhân, họ bỏ tiền xây dựng lại”.
Về việc trước kia thành phố không đồng ý bán biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa cho ông Nghiên, ông Tuấn giải thích: “Đáng ra không có câu chuyện lình xình khi bán căn biệt thự đó theo Nghị định 61. Vì với cấp hàm như của cựu Chủ tịch Hoàng Văn Nghiên sẽ chỉ được mua 120m2 thôi, trong khi căn biệt thự đó lại rộng hơn 400m2. Nếu đề xuất mua nhà theo Nghị định 61, tức là chỉ mua 120m2 theo giá Nhà nước, phần còn lại phải mua theo giá thị trường thì hoàn toàn đúng pháp luật và sẽ không có vấn đề gì cả.
Tuy nhiên, với đề xuất được mua toàn bộ diện tích căn biệt thự này theo giá của Nhà nước thì đã gây bất bình trong dư luận, bởi người ta cho rằng, trong khi có người muốn mua không mua được, có người lại mua được nhiều và mua với giá rẻ. Chính vì vậy, khi ấy Nhà nước mới có quyết định không hóa giá căn biệt thự này”.
Bất ngờ trả lại nhà
Trước đó, sau 8 năm chưa trả xong nhà, cựu chủ tịch Hà Nội đã bất ngờ có đơn gửi UBND TP đề nghị thanh lý việc thuê biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa.
Theo đó, ngày 5/12, ông Nghiên có thư gửi Sở Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội xin trả lại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa. Lý do ông đưa ra là “vụ việc xảy ra đã kéo dài” và “ít nhiều ảnh hưởng đến công việc chung của thành phố”…
Do biệt thự trên được cho ông Nghiên thuê theo quy định của nghị định 61 về nhà thuộc sở hữu nhà nước quản lý nên để hoàn tất các thủ tục trả lại cho TP bắt buộc phải có bước thanh lý hợp đồng thuê nhà.
Ông Nghiên cũng đã có đơn đề nghị thanh lý hợp đồng thuê nhà, tức là đồng ý trả biệt thự này lại cho TP, còn thủ tục và trình tự sẽ do đơn vị quản lý nhà là Sở Xây dựng sẽ thực hiện.
Ngày 8/12, UBND TP Hà Nội đã giao Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội làm thủ tục thanh lý hợp đồng cho thuê nhà 12 phố Nguyễn Chế Nghĩa với gia đình ông Hoàng Văn Nghiêm (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP).
Đồng thời, tiếp nhận quản lý, bố trí sử dụng nhà 12 phố Nguyễn Chế Nghĩa theo yêu cầu nhiệm vụ của thành phố, báo cáo kết quả về UBND Thành phố Hà Nội trước ngày 31/1/2015.
UBND TP Hà Nội cũng giao Sở Xây dựng phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết chính sách nhà, đất đối với ông Hoàng Văn Nghiên theo quy định.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%