Cho đến ngày thi đấu chính thức thứ 13 (ngày 9-8), những môn có thể đoạt HCV của Trung Quốc đã cạn kiệt
Ashton Eaton đoạt Huy chương Vàng nội dung môn 10 môn phối hợp |
Mỏ vàng còn lại là nhảy cầu cũng gần kết thúc. Chiếc HCV duy nhất ở ngày thứ 13 cũng chính từ môn nhảy cầu với chiến thắng của Chen Ruolin. Việc môn này chỉ còn 1 nội dung nữa nên chắc chắn Trung Quốc sẽ không thể vượt qua Mỹ ở vị trí nhất toàn đoàn tại Olympic London 2012.Người Mỹ vẫn còn có khả năng đoạt thêm HCV và chỉ riêng môn điền kinh cũng đủ để họ bảo đảm vị trí số 1. Ở ngày thi đấu thứ 13, ngoài chiếc HCV bóng đã nữ, 4 chiếc HCV còn lại của đoàn Mỹ là ở các môn quyền Anh nữ, điền kinh (2 HCV) và bóng nước, qua đó vượt qua Trung Quốc
Hai HCV điền kinh của Mỹ thuộc về Christian Taylor ở nội dung nhảy 3 bước với thành tích 17m21 và của Ashton Eaton ở môn 10 môn phối hợp với 8.869 điểm. Đáng chú ý là Ashton Eaton đã về nhất ở 3 nội dung chạy 100m, nhảy xa và chạy 400m. Ngoài ra, Eaton còn về nhì ở nội dung nhảy cao với thành tích 2m05. Eaton cũng là người đang giữ kỷ lục thế giới ở môn này (9.039 điểm).
Chiến thắng ở nội dung 10 môn phối hợp đã khẳng định vị thế số 1 của Mỹ tại môn điền kinh. Đây cũng là chiếc HCV thứ 7 ở môn này của Mỹ, ngang với số HCV tại Olympic Bắc Kinh 2008.
Tại môn vật, các cô gái Nhật tiếp tục gây ấn tượng khi đô vật từng 9 lần vô địch thế giới Saori Yoshida đã lập kỳ tích 3 lần giành HCV Olympic ở môn vật tự do sau chiến thắng trước Tonya Verbeek của Canada ở hạng 55kg. Nhờ chiếc HCV này mà Nhật đã vươn lên vị trí thứ 12 với 5 HCV. Trong khi đó, đoàn Anh vẫn vững vàng ở vị trí thứ 3 với 25 HCV, bỏ xa Nga và Hàn Quốc, cùng được 12 HCV.
Đông Nam Á chưa có vàng
Lần đầu tiên trong lịch sử, Malaysia có huy chương Olympic ở môn nhảy cầu khi nữ VĐV Pandelela Rinong giành chiếc HCĐ ở nội dung 10m ván cứng. Đây cũng là chiếc huy chương thứ hai mà Malaysia giành được ở Olympic London 2012 sau chiếc HCB cầu lông của tay vợt Lee Chong Wei. Qua đó, giúp Malaysia ngang bằng với 2 quốc gia Đông Nam Á khác là Thái Lan và Indonesia. Cả 2 chiếc huy chương của Indonesia đều là ở môn cử tạ và Thái Lan cũng đoạt HCB ở môn cử tạ (dưới 58kg nữ) và HCĐ ở môn taekwondo (hạng 49kg dành cho nữ). Quốc gia còn lại của Đông Nam Á có tên trên bảng xếp hạng là Singapore với 2 chiếc HCĐ ở nội dung bóng bàn đơn nữ và đồng đội nữ.
Chiếc huy chương lịch sử của Olympic
Võ sĩ người Anh Nicola Adams đã đi vào lịch sử làng quyền Anh thế giới với tư cách là nữ võ sĩ đầu tiên giành HCV sau khi đánh bại đối thủ người Trung Quốc Ren Cancan 16-7 trong trận chung kết hạng 51kg. Đây cũng là sự “phục thù” của Adams khi cô đã từng bị thua trước Ren Cancan trong hai trận chung kết ở giải Vô địch quyền Anh thế giới năm 2010 và 2012.
Adams là một trong ba nữ võ sĩ của Anh tham dự Olympic London 2012. Hai đồng đội của Adams là Natasha Jonas và Savannah Marshall đã không vượt qua được vòng đấu loại thứ nhất.
Đây là lần đầu tiên quyền Anh nữ được đưa vào chương trình Olympic. Đây cũng là môn thi đấu cuối cùng của thế vận hội có đủ các nội dung nam lẫn nữ. Chỉ có 3 nội dung dành cho nữ được tổ chức. Ở hạng cân 60kg, nữ võ sĩ người Ireland Katie Taylor đã bổ sung vào bảng thành tích cá nhân vốn đã có 4 chức vô địch thế giới chiếc HCV Olympic London 2012 sau khi đánh bại đối thủ người Nga Sofya Ochigava 10-8 trong trận chung kết.
Chiếc HCV vàng còn lại ở hạng cân 75kg thuộc về cô gái 17 tuổi Claressa Shields khi cô thắng tay đấm của Nga Nadezda Torlopova 19-14. Chiếc huy chương quý giá này đã cứu vãn cho Mỹ một kỳ Olympic tồi tệ nhất khi các võ sĩ nam đều không có mặt ở vòng bán kết các hạng cân.
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?