Thí sinh bước vào kỳ thi cao đẳng 2012; Giá thuốc lại tăng mạnh người bệnh còng lưng gánh chi phí… là những tin tức “nóng” nhất 24h qua.
Sát hại chồng trong đêm rồi uống thuốc cỏ tự tử theo, bé gái có bàn chân voi là những tin tức thời sự đáng chú ý (Ảnh minh họa) |
Thí sinh bước vào kỳ thi cao đẳng 2012
Sáng 14/7, thí sinh cả nước làm thủ tục, nghe quy chế về tuyển sinh cao đẳng 2012. Theo ghi nhận, tại các điểm thi chỉ khoảng 50% thí sinh đến đăng ký dự thi và nghe quy chế.
TS được hướng dẫn lên nhận phòng thi tại Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng
Cũng theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, có 454.211 hồ sơ ĐKDT, xét tuyển vào các trường CĐ trong kỳ tuyển sinh 2012. Trong đó, khối A có 244.269 hồ sơ, khối A1 có 11.033 hồ sơ, khối B có 75.355 hồ sơ, khối C có 26.500 hồ sơ, khối D1 có 77.480 hồ sơ và các khối khác có 19.574 hồ sơ.
Tiếp nối sau kỳ thi đại học vừa kết thúc, các trường tổ chức thi cao đẳng sẽ tổ chức một kỳ thi công bằng, nghiêm túc, chống gian lận là trách nhiệm của người thầy, các hội đồng thi. Trách nhiệm của TS là thi tốt, nghiêm túc và có quyền tố giác vi phạm, gian lận. Vì vậy, tôi khuyên các em nên tập trung vào học tập, làm bài thi. Mong TS thi nghiêm túc. Cán bộ coi thi đã được tập huấn kỹ càng và coi thi công bằng.
Nửa đêm sát hại chồng rồi tự vẫn
Do người chồng bê tha rượu chè khiến gia đình lục đục, người vợ thường xuyên bị chồng bạo hành, án mạng đã sảy ra lúc nửa đêm khiến những đứa con trong gia đình không khỏ đau sót và sợ hãi.
Vụ việc vừa xảy ra khoảng 2h sáng 13/7, tại thôn Thái Tượng, xã Tượng Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Anh Nguyễn Văn Lại (SN 1964, trú tại thôn Thái Tượng, xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống, Thanh Hoá) đã bị vợ là chị Lâm Thị Ký (SN 1970, trú cùng địa chỉ) đánh vỡ sọ não, tử vong.
Người vợ đã dùng chiếc dùi đục đánh vỡ sọ chồng
Theo lời khai ban đầu của bị can, nửa đêm chị Ký bị chồng chửi bới rồi dùng dùi đục hành hung. Trong lúc giằng co, chị Ký đã cướp được chiếc dùi đục, theo phản xạ tự vệ, chị vợ đập mạnh một phát vào đầu chồng khiến anh này bị vỡ sọ.
Vì quá hốt hoảng và sợ hãi, chị Ký đã lấy ngay gói thuốc cỏ và uống để tự vẫn theo chồng nhưng may mắn những đứa con của chị đã kịp thời hô hoán hàng xóm tới cứu giúp và chị đã thoát chết. Anh Lại do bị mất nhiều máu và vỡ hộp sọ nên đã tử vong ngay sau đó.
Hiện tại, chị Lâm Thị Ký đã được di lý về Công an tỉnh Thanh Hoá để tiếp tục điều tra làm rõ vụ án.
Thành nhà Hồ hậu nhận bằng: Cọc tre đỡ cột bê tông
Một tháng sau khi Thành nhà Hồ đón nhận bằng Di sản văn hóa thế giới do tổ chức UNESCO trao, nhiều du khách đến tham quan đã tỏ ra thất vọng trước tình trạng xuống cấp của một số hạng mục công trình vừa được xây dựng.
Nhiều công trình xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là những hàng rào cọc bê tông, vừa khánh thành nay đã gãy thành 3, 4 đoạn. Chủ đầu tư lại đan xen cả cọc tre vào để “chống đỡ” cho cọc bê tông, rất mất mỹ quan của khu di tích.
Gãy
Mặt nền bê tông nham nhở vị những vết chân trâu bò dẫm vào.
Bên cạnh đó, nền bê tông để làm khuôn viên cũng bị nham nhở bởi những vết chân trâu bò dẫm vào khi nền còn chưa kịp khô.
Ngoài ra, rất nhiều người tỏ ra không bằng lòng với kết cấu quy hoạch xây dựng, tu bổ của tòa Thành. Bao quanh bên ngoài là đường bê tông, được cho là rất “bất hợp lý”. Kiến trúc sư Đoàn Đức Thành (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) cho rằng: “Việc xây dựng con đường bê tông quanh Thành nhà Hồ là bất hợp lý bởi nó sẽ phá kiến trúc di tích Thành nhà Hồ. Một ngôi thành cổ kính với kiến trúc độc đáo là thế, nay lại có đường bê tông mới tinh xen vào có khác gì kiểu “tân cổ giao duyên”. Tại sao không giữ nguyên hiện trạng ban đầu? Và nếu có tu bổ thêm thì nên lát bằng đá sẽ phù hợp hơn”.
Bé gái 3 tuổi mắc bệnh "bàn chân voi"
Cô bé Yu Yu, 3 tuổi, sống ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) mắc một chứng bệnh lạ, khiến bàn chân của cô bé ngày càng phình to. Chứng bệnh khiến bé gái 3 tuổi không mang dép được và đi lại rất khó khăn. Khi đi ra ngoài, Yu Yu phải cần nhờ tới người dắt.
Bàn chân của Yu Yu ngày càng phát triển phình to...
Yu Yu sinh trưởng trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên gia đình em vẫn cố gắng dành dụm tiền để chữa trị bệnh cho em.
Giá thuốc tăng mạnh: Người bệnh còng lưng gánh chi phí
Bước vào tháng 7, hàng loạt các loại thuốc tăng giá khiến người dân không khỏi lo lắng bởi một khi giá thuốc tăng thì sẽ không có… giảm.
Theo chủ một cửa hàng thuốc tại Long Biên (Hà Nội) cho biết, trong tháng 7, nhiều mặt hàng thuốc đã tăng giá từ 7-10%. Riêng Công ty Zuellig Pharma (ZPV) thông báo điều chỉnh giá từ ngày 1/7 với 16 mặt hàng thuốc kháng sinh, kháng viêm, điều trị tim mạch, huyết áp, chữa bệnh trĩ như Dalacin C 300mg, Medrol 4g, Amlor 5mg, Zithromax ,Praxilene 200mg … tăng từ 7- 10%. Ngoài ra, một số thuốc nhỏ mắt như Tobrex, Tobradex cũng tăng giá.
Bên cạnh đó, một số thực phẩm chức năng còn tăng giá “khủng” hơn. Sản phẩm Nga Phụ Khang được bán với giá 240.000 đồng, trong khi vài tháng trước mới chỉ có giá 150.000 đồng/hộp. Các thực phẩm khác như Hoàng Thống Phong, trà Giảo cổ lam Tuệ Linh đều tăng theo.
Giá thuốc tăng đồng nghĩa với gánh nặng lên vai người bệnh, một số dịch vụ y tế đã tăng giá giờ thêm giá thuốc tăng, người dân phải “oằn lưng” để chịu chi phí. Thật khó để có thể quản lý và bình ổn giá thuốc trong thời điểm hiện tại, tuy nhiên cơ quan chức năng cũng cần sớm có một số biện pháp nhằm ổn định những “đầu mối” kinh doanh và bán thuốc, tránh tình trạng “té nước theo mưa”.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%