Tình hình căng thẳng trên biển Đông tiếp tục là chủ đề quan tâm hàng đầu của bạn đọc trong suốt 24h qua.
Người dân xuống đường phản đối việc nước này đưa giàn khoan vào thềm lục địa của Việt Nam. |
Người TP HCM xuống đường phản đối Trung Quốc
Gần 9h ngày 10/5, đoàn người bắt đầu tập trung trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc trên đường Hai Bà Trưng (quận 3) với những lá cờ tổ quốc đỏ thắm. Các biểu ngữ: "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam", "Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi lãnh hải Việt Nam"... bằng tiếng Việt Nam, Trung Quốc và tiếng Anh cũng được giương cao.
Tại giao lộ các con đường xung Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc, khu vực trung tâm của TP HCM, lực lượng cảnh sát giao thông, các đơn vị chức năng nhiều hơn ngày thường nhưng không có sự ngăn cản mà chủ yếu là đảm bảo trật tự giao thông.
Hơn 100 người có mặt đã đồng thanh hát những bài hát truyền thống như Quốc ca, Việt Nam - Hồ Chí Minh, Nối vòng tay lớn... và hô vang: "Đả đảo Trung Quốc xâm lược".
Đoàn người sau đó đi dọc theo tuyến đường Hai Bà Trưng, trong cái nắng gay gắt của Sài Gòn. Đến 9h40, cuộc diễu hành kết thúc sau khi mọi người nắm tay nhau hô vang: "Việt Nam quyết giữ vững chủ quyền".
Tình hình Biển Đông: Việt Nam đưa vụ giàn khoan ra ASEAN
Ngày 9/5, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN (SOM) tại Naypyidaw, Myanmar.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh đã cập nhật về các diễn biến phức tạp hiện nay ở Biển Đông, trong đó nhấn mạnh việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 và đưa nhiều tàu hộ tống, trong đó có cả tàu quân sự vào sâu trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hơn 80 hải lý.
Hành động này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC). Các tàu của Trung Quốc còn chủ động đâm và dùng vòi rồng phun nước làm hư hỏng nhiều tàu thuyền, gây thương tích cho thủy thủ trên tàu của Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Phạm Quang Vinh, tình hình vi phạm nêu trên là rất nghiêm trọng, phương hại đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực cũng như các nỗ lực củng cố lòng tin trong khu vực. Việt Nam cho rằng ASEAN cần phải có tiếng nói chung trước tình hình nghiêm trọng trên, nhấn mạnh yêu cầu phải nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982, trong đó có các quy định của Công ước về tôn trọng vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển.
Vụ lật cầu treo Chu Va 6: Bắt tạm giam 2 bị can
Ngày 9/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở, chỗ làm việc đối với Nguyễn Văn Ký và Bùi Hải Sơn.
Nguyễn Văn Ký (sinh năm 1979, hộ khẩu thường trú tại bản Đông Phong, xã Thèn Sin, huyện Tam Đường, Lai Châu) và Bùi Hải Sơn (sinh năm 1981, hộ khẩu thường trú tại tổ 5, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu, Lai Châu) đều bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Lai Châu) ra quyết định khởi tố bị can về tội Vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 229 Bộ luật hình sự liên quan đến vụ sập cầu treo Chu va 6 (xã vùng cao Sơn Bình, huyện Tam Đường, Lai Châu).
Nguyễn Văn Ký là Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Ký Hoa, đã cử người không đủ năng lực, điều kiện để giám sát thi công công trình cầu treo Chu va 6. Trong quá trình xây dựng không theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, đưa vật liệu xây dựng không đảm bảo tiêu chuẩn vào công trình.
Bùi Hải Sơn, cán bộ kỹ thuật Ban quản lý dự án huyện Tam Đường, đã không làm hết trách nhiệm khi được giao nhiệm vụ giám sát kỹ thuật xây dựng cầu treo Chu va 6, từ khâu kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, thiết bị. Sơn đã không phát hiện được nhà thầu lắp đặt thiết bị tăngđơ không đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Mỹ và EU chỉ trích chuyến đi Crimea của Tổng thống Putin
Theo Reuters, Mỹ đã chỉ trích chuyến đi đến Crimea ngày 9/5 của Tổng thống Nga Vladimir Putin, coi đó là hành động khiêu khích.
Phát biểu tại cuộc họp báo hàng ngày, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói: “Chuyến đi này là hành động khiêu khích và không cần thiết. Crimea thuộc về Ukraine và tất nhiên chúng tôi không công nhận các bước đi bất hợp pháp và không chính đáng của Nga trong vấn đề này.”
Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) cùng ngày cũng lên tiếng chỉ trích Tổng thống Putin tham dự cuộc diễu binh ở Crimea, cho rằng ông không nên tranh thủ dịp kỷ niệm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ 2 để thể hiện việc Nga thâu tóm khu vực này.
Nữ phát ngôn viên Maja Kocijancic của Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU Catherine Ashton nói: “EU lấy làm tiếc trước việc Tổng thống Vladimir Putin có mặt tại cuộc diễn binh ở Sevastopol, Crimea. Một ngày quan trọng trong lịch sử chung của chúng ta, nhằm vinh danh những hy sinh to lớn và tưởng nhớ hàng triệu người đã hy sinh trong Chiến tranh thế giới thứ 2, không nên dùng nó làm phương tiện để phô bày sự sáp nhập trái phép Crimea”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%