Dù không được vào tận bên trong khoang tàu, nhưng một số chi tiết về nội thất của tàu đã được hé lộ qua ô cửa vào.
Khoang tàu chi chit những thiết bị và gần như không có không gian cho sự sửa chữa, kiểm tra. |
Chiều ngày 23/1/2014, doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa lần cuối cùng để đón Tết. Trong khi chuẩn bị thử nghiệm, một số chi tiết về hệ thống máy móc bên trong của tàu đã được hé lộ.
Khoang vận hành rất chật hẹp, chỉ đủ chỗ cho một người thao tác tất cả các công việc, từ kiểm tra radar, thiết bị định vị, cho đến vận hành di chuyển từ động cơ cho đến chân vịt, bánh lái, hệ thống không khí tuần hoàn.
Máy bơm để đưa nước vào hoặc ra trong các khoang chứa nước phục vụ việc lặn nổi của tàu ngầm. Tàu Trường Sa bố trí hai khoang chứa nước ở đầu và đuôi tàu.
Bảng điều khiển nguồn điện cho việc vận hành hệ thống không khí tuần hoàn AIP, các thiết bị chiếu sáng, máy móc.
Bình nhiên liệu oxy lỏng của hệ thống không khí tuần hoàn AIP.
Có rất nhiều đồng hồ và mỗi chỉ số đều cần có sự theo dõi một cách chặt chẽ và thường xuyên. Công nhân của xưởng sản xuất, anh Luật cho biết: ““Lý do khiến việc chú Hòa thử nghiệm không thành lần này vì khoang tàu rất nhỏ, chỉ đủ 1 người xoay sở, trong khi đó, có hàng chục cái van, nút ấn cần điều chỉnh, và hàng chục cái đồng hồ cần theo dõi. Ngay như việc bơm nước vào mũi và đuôi tàu để lặn xuống cân bằng cũng là một sự khó khăn mà chú Hòa chưa thành thục”.
Kính tiềm vọng của tàu ngầm Trường Sa. Theo ông Hòa, đây là kính điện tử, có khả năng nhìn và ghi lại hình ảnh như một chiếc máy quay.
Bánh lái phụ và những bình rỗng, phục vụ cho việc lấy nước biển để hỗ trợ cho việc trung hòa khí CO2 của hệ thống không khí tuần hoàn AIP.
Hai ống hình trụ là nơi chứa những thiết bị của hệ thống không khí tuần hoàn.
Khoang chứa nước ở đuôi. Con tàu theo thiết kế để nổi nặng 9 tần, nhưng khi chứa nước để lặn sẽ có khối lượng là 13 tấn.
Bánh lái chính chìm sâu xuống nước trong quá trình thử nghiệm.
Một kỹ sư người Nhật Bản khi đến làm việc với công ty Quốc Hòa vô cùng thích thú với chiếc tàu ngầm của doanh nhân người Việt Nam. Vừa chụp ảnh tàu ngầm bằng điện thoại, chàng kỹ sư ngoại này vừa không ngừng kêu lên “kỳ diệu” bằng tiếng Anh. (Minh Tú thực hiện)
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?