Nghe Văn trình bày ý tưởng rước dâu bằng xe công nông, bố mẹ vợ không cho vì sợ con gái tủi phận. Nhưng khi thấy đôi trẻ quyết tâm, ông bà đành miễn cưỡng.
Cô dâu, chú rể nắm tay nhau, hãnh diện ngồi trên xe công nông đi quanh xóm. |
Ba ngày qua, người dân xã Hậu Thành (Yên Thành, Nghệ An) bàn tán xôn xao về đám cưới rước dâu bằng xe công nông của chú rể Nguyễn Viết Văn và cô dâu Nguyễn Thị Phượng. Văn (27 tuổi), Phượng (25 tuổi) là người cùng làng. Tình yêu của họ chớm nở sau những buổi chăn trâu, gặt lúa ngoài đồng, nhưng cả hai giữ kín trong lòng.
Năm 2005, đôi bạn cùng vào học cao đẳng ở thành phố Vinh. Trong ngày valentine đầu tiên của cuộc đời sinh viên, Văn lấy hết can đảm đến phòng Phượng ngỏ lời yêu thương. Sau cái e ngại ban đầu, Phượng tâm sự đã có tình ý với anh chàng cùng xóm từ lâu nhưng không dám bộc lộ. Tình yêu đến, đôi bạn trẻ quấn quýt bên nhau suốt thời sinh viên.
Năm 2008, cả hai ra trường nhưng không xin được việc làm ở quê. Phượng phải vào Đồng Nai làm việc, Văn ra tận Hải Phòng kiếm kế sinh nhai, nhưng tình cảm của hai người không xa cách. Trong những cánh thư, những cuộc điện thoại, cả hai hứa sẽ quyết tâm làm việc, kiếm ít vốn để sớm được bên nhau. Giữa năm 2011, thấy không thể xa nhau hơn nữa, cả hai về quê, xin bố mẹ cho phép làm lễ ăn hỏi.
Sau đó, đôi uyên ương đi làm thuê ở Thái Bình với quyết tâm kiếm tiền về tổ chức đám cưới vì không muốn phụ thuộc vào bố mẹ. Khi có được số vốn kha khá, họ quyết định cưới. Văn tâm sự, khi xong các khâu chụp ảnh cưới, đăng ký kết hôn, anh đau đầu vì khoản rước dâu. Hai nhà ở cùng xóm, nếu đi ôtô thì chỉ mất vài phút, đi xe máy thì quá bình thường, không có gì độc đáo.
Đám cưới của hai vợ chồng là kết quả của tình yêu lãng mạn kéo dài 7 năm.
Từng học trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Nghệ An nên Văn có rất nhiều ý tưởng cho đám cưới. Thấy trong làng có nhiều xe công nông tự chế, Văn nghĩ ngay đến việc rước dâu bằng phương tiện này. "Em nghĩ quê mình là vựa lúa của xứ Nghệ, chiếc máy cày và xe công nông tự chế rất thân thuộc, phải làm việc gì đó thật ý nghĩa trong ngày vui của mình, sao cho vừa tiết kiệm vừa mang đậm bản sắc quê lúa", Văn chia sẻ.
Nghe Văn nói ý tưởng rước dâu bằng xe công nông, Phượng phản đối nhưng khi được giải thích cô vui vẻ đồng ý. Trở ngại lớn nhất là phải thuyết phục bố mẹ vợ. Ông bà bảo "không có tiền thuê ôtô thì đi bộ chứ ai lại dùng xe công nông, thiên hạ cười cho". Bố mẹ Phượng cũng tủi thân nghĩ đến cảnh con gái người ta đi lấy chồng có xe xịn đón rước, con mình lại ngồi xe công nông.
Mặc dù vậy, khi thấy hai con trẻ quyết tâm ngồi xe công nông trong ngày cưới, ông bà sui gia đành miễn cưỡng đồng ý. 7 chiếc công nông, máy cày trong làng được Văn mượn về nhà. Đám thanh niên trong xóm xắn tay vào giúp đỡ việc trang trí "xe dâu" bằng bóng bay và những giải ruy băng, kim tuyến rực rỡ.
Đến khi chọn người lái xe hoa, Văn vò đầu bứt tai. Ý tưởng muốn có một cô gái cầm lái nung nấu trong đầu, nhưng chưa tìm được người thì bất ngờ chị Mai Thị Hồng Vân, người biết lái xe công nông trong xã đồng ý.
Đám cưới bằng xe công nông của đôi bạn trẻ khiến người dân quê lúa trầm trồ khen ngợi.
Trưa 17/11, trong tiếng nổ bành bạch và tiếng cười nói vui vẻ của bà con dân làng, cô dâu chú rể bước lên chiếc công nông đầu tiên dạo quanh làng. Thấy đám cưới lạ, người dân xã Hậu Thành và các xã lân cận tỏa ra đường xem. "Ban đầu chúng tôi cứ nghĩ đây chỉ là trò trẻ con nhưng khi thấy đám cưới diễn ra vui và ý nghĩa, nhất là thấy hai cháu rạng ngời hạnh phúc, hãnh diện ngồi trên chiếc xe công nông nên chúng tôi rất vui vì thấy con mình đã lớn thật rồi", ông Nguyễn Văn Nguyệt, bố của chú rể chia sẻ.
"Chúng em quan niệm sống là phải dám ước mơ, phải có ý tưởng, trong tình yêu điều đó lại càng có ý nghĩa. Chúng em nghĩ rằng việc ngồi trên xe công nông trong ngày cưới cũng hạnh phúc không kém những người ngồi trên xe dâu siêu sang bạc tỷ. Quan trọng là chúng em hạnh phúc và không quên bản sắc quê lúa", hai vợ chồng Văn - Phượng tâm sự.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%