Mỗi khi kể về chuỗi ngày cay đắng ở nhà chồng, cô giáo Bùi Thị M.Đ (giáo viên Trường THCS thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn) lại đỏ hoe mắt.
Dấu vết bị đánh bầm ở dưới cằm cô giáo. |
Hai lần nằm viện vì bị đánh
Kết hôn với người chồng là giáo viên Đoàn L.A (Trường THCS Bình Long, huyện Bình Sơn) vào năm 2007, vợ chồng cô Đ hạ sinh một bé trai khôi ngô. Gia đình chồng cô Đ có truyền thống trong ngành giáo dục, mẹ chồng nguyên là cán bộ phòng GD&ĐT huyện Bình Sơn, chị chồng là giáo viên, anh rể phía chồng hiện là Hiệu trưởng một trường ở huyện Bình Sơn.
Thế nhưng, trái ngược với điều ước của nhiều người, cô giáo Đ luôn phải hứng chịu những lời chỉ trích, trận đòn vô cớ. Đáng lưu ý, cô đã 2 lần phải nhập viện Đa khoa huyện Bình Sơn. Lần đầu là ngày 22/11/2011, bệnh viện xác nhận cô Đ bị đa chấn thương do bị đánh. Lần thứ hai vào ngày 28/4/2012, bệnh viện xác nhận cô bị đa chấn thương tụ máu phần mềm.
Nuốt từng giọt nước mắt vào lòng, cô giáo Đ tâm sự: “Tôi đã cố gắng nhịn nhục, âm thầm ôm nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, cũng chỉ mong con tôi có đủ cha đủ mẹ... Những vết thương trên cơ thể tôi được các bác sĩ điều trị, còn vết thương trong tâm hồn tôi và con trai gần 3 tuổi thì thật khó mà lành lại được. Hiện tại, tôi và con rất sợ khi nhớ lại thời gian chung sống ở gia đình chồng...".
Trong suốt 5 năm chung sống ở gia đình nhà chồng, cô Đ thường xuyên bị đánh đập. Chồng đi làm về muộn, cô gọi điện hỏi han thì bị đánh. Cô đang mang thai 7 tháng, chưa mắc màn trước khi ngủ cũng bị đánh. Khi mới sinh con được 2 tháng 21 ngày, cô cũng bị chồng đánh không rõ lý do, gặng hỏi lại thì bị đánh nữa.
Theo cô Đ, tệ hại hơn, mẹ chồng cô thường xuyên cấm con trai không được ngủ với cô, không cho cô ăn cơm cùng mâm, thậm chí xúi giục con trai bỏ vợ với những lý do không tên.
Cánh tay cô giáo M.Đ bị đánh bầm đỏ (ảnh do nhân vật cung cấp).
Dấu tích thâm tím còn đọng lại phía sau lưng (ảnh do nhân vật cung cấp).
"Ngựa quen đường cũ…"
Sau 5 năm chung sống trong gia đình chồng, khi giọt nước tràn ly, cô giáo Đ đành phải làm việc cực chẳng đã là tố cáo chồng và gia đình chồng hà hiếp, chà đạp nhân phẩm mình.
Ngày 8/5, ông Phạm Thanh Hải - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Châu Ổ chủ trì buổi hòa giải có sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, Thanh tra, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Công an... Tại buổi hòa giải, chồng cô giáo Đ là Đoàn L.A thừa nhận: "Bản thân tôi nhận thấy rằng việc đánh vợ tôi là sai trái". Bên cạnh đó, ông Hải kết luận: "Đây là buổi bảo vệ nhân phẩm cho chị M.Đ. Đề nghị ông A sau sự việc này cần nhìn nhận lại sự việc của mình trong thời gian qua".
Ông Phạm Ngọc Não - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bình Sơn cho biết: "Trường THCS Bình Long và Phòng GD&ĐT huyện đã phê bình ông Đoàn L.A, đề nghị ông A cần rút kinh nghiệm, không được tái phạm trong quan hệ gia đình".
Ngoài ra, Sở VH,TT&DL Quảng Ngãi cũng đã có văn bản đề nghị Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bình Sơn phối hợp với các cơ quan, ban ngành có biện pháp can thiệp, xử lý theo đúng pháp luật đối với gia đình chồng cô giáo M.Đ.
Dù có sự vào cuộc của rất nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể nhưng ông A vẫn "ngựa quen đường cũ", tiếp tục đánh đập, chửi mắng vợ thậm tệ với những lời lẽ, hành động thiếu nhân cách của một nhà giáo. Không chịu nổi, cô giáo M.Đ cùng con trai khăn gói về nhà mẹ đẻ ở xã Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh) cư ngụ. Cô hoảng sợ tâm sự: "Tôi thề sẽ không bao giờ quay lại ngôi nhà đó nữa. Đó là một cuộc hôn nhân sai lầm, một khoảng đời tăm tối và đầy tủi nhục".
Với bức xúc của cô giáo Bùi Thị M.Đ về nạn bạo hành gia đình, UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Sở VH,TT&DL phối hợp với huyện Bình Sơn giải quyết trước ngày 5/7. Nhưng cho đến nay, UBND huyện Bình Sơn vẫn chậm trễ trong quá trình xác minh, xử lý và báo cáo về UBND tỉnh Quảng Ngãi. Mặc dù Luật Phòng chống bạo lực gia đình hiện diện trong đời sống người dân, tuy nhiên việc thực thi và bảo vệ cho người bị bạo hành gia đình vẫn còn bỏ ngỏ. Đặc biệt, vụ việc cô giáo M.Đ kêu cứu vẫn chưa được các cơ quan chức năng bảo vệ và che chở kịp thời.
Đơn thuốc khi cô giáo M.Đ nhập viện.
Theo kết quả khảo sát, hàng năm có khoảng 2-3% gia đình có hành vi bạo lực về thể chất (đánh đập), 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần, 30% các cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục. Theo số liệu từ Bộ Công an, trên toàn quốc khoảng từ 2-3 ngày có 1 người bị giết liên quan đến bạo lực gia đình, trong số 1.000 vụ giết người hàng năm có khoảng 14% vụ giết người liên quan đến bạo hành gia đình.
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?