Sáng 23-1 (mùng 1 Tết), trong tiết trời nắng đẹp, hàng ngàn người dân, bà con Việt kiều và du khách quốc tế cùng tụ hội du xuân, thưởng lãm đường hoa Nguyễn Huệ, TP.HCM.
|
Rất đông du khách tập trung thưởng lãm và chụp hình bên mô hình rồng phun hoa độc đáo - Ảnh: Tiến Thành
Anh Đỗ Mạnh Cường đưa mẹ là bà Trần Thị Nhuận (80 tuổi, Q.10) du xuân trong ngày đầu năm - Ảnh: Tiến Thành
Một gia đình nước ngoài cùng chụp ảnh bên tác phẩm hoa nghệ thuật - Ảnh: Tiến Thành
Du khách quốc tế dạo vườn hoa mai trong công viên tượng đài Hồ Chí Minh, đối diện đường hoa Nguyễn Huệ - Ảnh: Tiến Thành
Gia đình ông Cheah Chen Kin và bà Ngọc Hạnh xúng xính trong trang phục truyền thống du xuân trên đường hoa - Ảnh: Tiến Thành
Bà Ngọc Hạnh (55 tuổi) và chồng là ông Cheah Chen Kin, 60 tuổi, người Malaysia, cho biết gia đình ông bà đã định cư ở Malaysia được 17 năm nhưng từ đó đến nay mỗi dịp tết đến, ông bà đều về Việt Nam ăn tết. Điều đặc biệt ở đôi vợ chồng này, dù đã có tuổi nhưng hai ông bà vẫn thích diện trang phục cổ truyền. Khi được hỏi cảm nhận về tết Việt, ông Cheah hóm hỉnh nói bằng tiếng Việt: “Tết Việt Nam rất vui, cảnh Việt Nam rất đẹp!”
Với chị Trần Thị Xuân Mai, 30 tuổi, Việt kiều Úc thì đây là lần đầu tiên được đoàn tụ cùng gia đình ăn tết ở quê nhà. Chị Mai nói: “Rất bất ngờ vì thành phố bây giờ nhiều người quá, ngày tết sôi nổi hơn hẳn so với các khu phố người Việt ở Úc”. Chị Mai chia sẻ, gia đình chị sẽ có 3 tuần ở Việt Nam nên tết này sẽ du xuân thật nhiều nơi.
Đường hoa Nguyễn Huệ năm nay được thiết kế đặc sắc, với nhiều loài hoa, tiểu cảnh phong phú tạo cho du khách có nhiều góc độ để ngắm hoa, chụp ảnh.
Bạn Trần Ngọc Như Quỳnh cùng nhóm bạn ở quận Phú Nhuận TP.HCM cảm nhận rằng đường hoa Nguyễn Huệ mỗi năm có những nét đẹp riêng. Nhưng khu vực mà các bạn thích nhất đó là tái hiện cuộc sống của người dân miền biển với thuyền thúng hoa, cát trắng nhìn rất giống như mình đang thực sự ở ngoài bãi biển.
Xe đạp hoa - Ảnh: Minh Đức
Chú rồng hoa được kết bằng tre - Ảnh: Minh Đức
Tạo dáng trước những chậu cúc mâm xôi - Ảnh: Minh Đức
Chụp ảnh tại khu vực tái hiện cuộc sống người dân miền biển với thuyền thúng hoa - Ảnh: Minh Đức
Hà Nội yên bình sáng mùng 1 Tết
Sáng mùng 1 Tết Nhâm Thìn, không khí Hà Nội rất tốt với gió nhẹ và có nắng, trời trong.
Khắc hẳn với tình hình tấp nập của những ngày trước, sáng nay từng con phố đỏ rực cờ Tổ quốc nằm yên bình không tiếng xe chạy, không hàng quán buôn bán. Chỉ có rất ít quán cà phê mở cửa phục vụ du khách nước ngoài trong phố cổ Hà Nội.
Những bạn gái trẻ Hà Nội đi đền Ngọc Sơn sáng mùng 1 Tết - Ảnh: Gia Tiến
Đông nhất ở Hà Nội sáng nay là các đền, chùa. Trên Hồ Hoàn Kiếm, khu vực đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc tấp nập người qua lại. Du khách nước ngoài hòa lẫn người dân vào viếng đền. Đâu đó trong các ngõ, ngách của phố cổ, từng gia đình đến chúc Tết ông bà, cha mẹ, những đứa trẻ khoe nhau phong bao lì xì vừa nhận được.
Trẻ em Hà Nội vui tết trong ngõ phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội sáng mùng 1 Tết - Ảnh: Gia Tiến
Đi viếng chùa Lý Quốc Sư (phố Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm, Hà Nội) - Ảnh: Gia Tiến
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%