Bánh bao làm từ bìa các tông, gạo làm từ nhựa hay hạt trân châu làm từ lốp xe, đế giày cũ là những vụ làm giả thực phẩm gây chấn động dư luận trong thời gian dài.
|
Chưa bao giờ vấn đề an toàn thực phẩm lại đặt trong tình trạng đáng báo động như hiện nay. Bên cạnh việc chế biến không đảm bảo vệ sinh thì thực phẩm bị làm giả cũng là một thực trạng khiến người tiêu dùng phải “điêu đứng” hiện nay.
Ngoài việc chứa các hóa chất, chất bảo quản, thuốc trừ sâu… thì nhiều thực phẩm Trung Quốc cũng được làm giả một cách tinh vi, mắt thường khó có thể nhận ra. Tình trạng này xuất hiện ngày càng nhiều với thủ thuật làm giả ngày một cao.
Gạo làm từ giấy, nhựa
Gạo là thực phẩm thiết yếu của nhiều gia đình châu Á, hầu như ai cũng nghĩ nó khó có thể được làm giả. Tuy nhiên, trên thực tế, tại Trung Quốc đã xuất hiện một loại gạo làm từ nhựa. Loại “gạo” này được làm từ khoai lang, khoai tây và nhựa tổng hợp để đúc thành hình dạng giống y hệt gạo thật. Ngoài ra, để có mùi gạo người sản xuất còn sử dụng chất tạo mùi giống với gạo.
Không chỉ làm từ nhựa, thậm chí gạo có thể làm từ giấy. Theo trang Shanghaiist đưa tin, một gia đình ở Quảng Đông, Trung Quốc, khi ăn cơm thì cảm thấy bất thường bởi hạt gạo rất khó nhai. Khi bà Cai, một người trong gia đình đưa một hạt cơm lên miệng cắn thử thì bà bàng hoàng phát hiện ra những hạt gạo thực chất là giấy được cuộn chặt hết sức tinh vi.
Gạo giả Trung Quốc làm từ giấy, nhựa khiến người tiêu dùng
vô cùng bức xúc.
Hạt trân châu làm từ lốp xe, đế giày
Ngày 21/10 vừa qua, trang Hong Kong Free Press đăng tải một thông tin chấn động dư luận Trung Quốc về việc trà sữa chân trâu có thể được làm từ lốp xe cũ và đế giày. Theo đó, một phóng sự trên truyền hình tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, một phóng viên đã uống trà sữa trân châu tại một cửa hàng. Sau đó người này đi đến một bệnh viện gần đó để chụp CT.
Kết quả chụp CT cho thấy những hạt trân châu bị dồn lại một chỗ trong dạ dày và cơ thể không thể tiêu hóa được. Sau đó người phóng viên đã thực hiện với những chủ cửa hàng trà sữa khác thì một trong số đó đã tiết lộ rằng: “Tất cả những hạt trân châu đều được thực hiện tại nhà máy hóa chất. Nói thẳng ra, chúng được làm từ đế giày và lốp xe cũ”.
Trà sữa trân châu mới đây cũng bị tố được làm từ đế giày và lốp xe cũ.
Nước khoáng “giả” làm từ nước máy
Nước là nguồn sống thiết yếu của con người và không ai nghĩ rằng nó có thể bị làm giả. Tuy nhiên, ở Trung Quốc điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Những bình nước đóng chai giả với chi phí sản xuất bỏ ra siêu thấp được bán ra thị trường với giá như bình thường đem lại lợi nhuận lớn cho người sản xuất.
Nước ở những bình nước khoáng này hầu hết đều lấy từ nước máy và không đảm bảo an toàn vệ sinh, với hàm lượng vi khuẩn e-coli, nấm,… có hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng.
Nước tinh khiết đóng chai thực chất là lấy từ nước máy mất vệ sinh.
Bánh bao làm từ bìa các tông
Bánh bao là món ăn truyền thống và phổ biến của người Trung Quốc. Mỗi ngày, tại đây tiêu thụ một số lượng lớn bánh bao. Do đó, không khó hiểu khi bánh bao cũng là thực phẩm bị làm giả một cách tinh vi và nhân của nó, thật khó tin, được làm từ miếng bìa các tông.
Bìa các tông được sử dụng để làm nhân bánh theo tỉ lệ 6:4, nghĩa là có tới 60% là bìa các tông và 40% là những nguyên liệu khác như thịt mỡ kém chất lượng. Những miếng bìa được ngâm vào một chậu chứa soda, một loại dung môi dùng trong công nghiệp giấy và xà phòng. Tiếp theo, người ta băm nát miếng bìa ra, rồi trộn chúng với mỡ lợn cùng gia vị đầy đủ.
Sau đó, người ta nhồi vào vỏ bánh bao giống như chiếc bánh bình thường rồi đem bán khắp các khu chợ. Mùi vị của những chiếc bánh bao này không thực sự thơm ngon, khi cắn vào hơi cứng và nó bán chủ yếu cho những người dân nghèo.
Cận cảnh quy trình làm bánh bao từ bìa các tông.
Dầu ăn giả làm từ… xác động vật chết
Nguyên liệu của loại dầu ăn giả này khiến ai nghe đến cũ phải cảm thấy rùng mình và kinh hãi. Dầu ăn giả được lấy từ rác rưởi, cống rãnh của các nhà hàng, khách sạn thậm chí là xác động vật chết.
Ban đầu những chất thải này được chứa vào các máng và thùng lớn để chế biến thành dầu ăn bẩn. Đa phần những nơi sản xuất dầu ăn bẩn đều không đảm bảo vệ sinh, sử dụng dụng cụ cáu bẩn, chứa đầy vi khuẩn.
Kinh hoàng quy trình làm dầu ăn giả ở Trung Quốc.
Dầu ăn giả sau khi chế biến vẫn có màu nâu cánh gián chứ không trong suốt như dầu ăn bình thường. Chúng thường được chuyển tới các nhà hàng kém chất lượng, quán ăn vỉa hè rẻ tiền để phục vụ người lao động bình dân.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?