Có thể bạn chưa biết, những thực phẩm hàng ngày có thể khiến bạn mau quên, chậm chạp, thậm chí kém...thông minh bởi tác hại của chúng tới não bộ.
|
Đồ ăn quá mặn
Muối là gia vị không thể thiếu trong những bữa ăn hàng ngày nhưng nếu lạm dung, đây cũng là tác nhân nguy hiểm gây giảm sút trí nhớ, phá hủy não bộ. Hàm lượng natri dư thừa trong cơ thể quá lâu sẽ tích tụ làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não, ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não và làm giảm khả năng tư duy.
Nói một cách đơn giản, đồ ăn quá mặn sẽ là tác nhân gây ảnh hưởng tới trí thông minh. Vì vậy, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống của mình và của gia đình để loại bỏ thói quen ăn mặn.
Đồ ăn chứa nhiều đường
Đường có nhiều dạng nhưng phổ biến trong chế biến thực phẩm hơn cả là đường fructose. Loại đường này khi ăn quá nhiều, trong thời gian dài sẽ để lại nhiều biến chứng xấu. Lượng đường không được cơ thể hấp thụ hết sẽ tạo thành các chất gây hại tới khả năng tiếp nhận và ghi nhớ thông tin của não.
Với trẻ nhỏ, ăn đồ ăn quá nhiều đường có thể gây cản trở khả năng tìm hiểu, phán đoán. Điều này rất bất lợi cho trẻ trong độ tuổi học hỏi, khám phá.
Thực phẩm chiên
Không chỉ là kẻ thù với vòng eo và cân nặng, các nhà khoa học đã chứng minh thực phẩm chiên còn là kẻ âm thầm phá hủy từ từ các tế bào thần kinh não. Ở nhiệt độ cao, thực phẩm thường sản sinh hàm lượng các chất oxy hóa cao. Các chất oxy hóa này có thể “làm hỏng” hoặc làm rối loạn hệ thống trao đổi chất trong cơ thể, từ đó thúc đẩy quá trình lão hóa tế bào, trong đó có các tế bào hại não, gây giảm trí nhớ.
Đồ uống có cồn
Tác hại của rượu bia và đồ uống có cồn nói chung tới sức khỏe và trí não đã được biết tới từ lâu. Rượu là nhân tố gây ra gây ra “brain fog” (một triệu chứng rối loạn tâm thần, ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ rõ ràng cũng như trí nhớ của bạn). Đồ uống chứa nồng độ cồn cao sẽ dẫn tới sự mất cân bằng của não. Các chất kích thích và gây nghiện có trong bia rượu tích tụ lại lâu ngày có thể gây ức chế hoạt tê liệt các hoạt động của tế bào não, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng ghi nhớ của bạn
Chất tạo ngọt nhân tạo
Một kết quả nghiên cứu cho thấy, aspartame là chất ngọt hóa học được sử dụng nhiều trong sản xuất sô-đa và các loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp có thể là thủ phạm gây đau đầu, khó chịu sau khi ăn, thậm chí còn gây hại cho tế bào não.
Nếu tiêu thụ các thực phẩm sử dụng chất làm ngọt nhân tạo lâu dài có thể gây tổn thương não, ảnh hưởng tới khả năng nhận thức, làm giảm sự nhạy bén và tư duy sáng tạo.
Thức ăn nhanh
Đồ ăn nhanh không chỉ khiến bạn tăng cân và chúng còn là tác nhân gây thay đổi các hóa chất trong não dẫn tới các triệu chứng liên quan tới trầm cảm và lo âu (Nghiên cứu của trường Đại học Montreal). Những thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến việc sản sinh Dopamine, một loại hóa chất quan trọng thúc đẩy sự vui vẻ trong con người, hỗ trợ khả năng nhận thức, học tập, sự tỉnh táo, động lực và trí nhớ. Các triệu chứng kể trên sẽ thuyên giảm đáng kể khi bạn ngừng sử dụng các thể loại thức ăn nhanh.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%