Đi lễ chùa đầu năm: Những lưu ý không phải ai cũng biết
Thứ sáu, 06/03/2015 08:06

Đi lễ chùa đầu năm là phong tục gắn liền với đời sống tinh thần văn hóa không thể thiếu với mỗi người dân Việt. Những điều bạn có thể bạn chưa biết về lễ chùa đầu năm.

Đi lễ chùa đầu năm: Những lưu ý không phải ai cũng biết

Đi lễ chùa đầu năm: Những lưu ý không phải ai cũng biết

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, giữa khoảng thời gian tiết trời ấm áp đất trời hòa hợp, trong lòng mỗi con người lại hướng tới về điều tốt đẹp nhất. Và theo phong tục truyền thống gắn với trong đời sống tinh thần văn hóa của người Việt đó đi lễ chùa đầu năm.

Đi lễ chùa đầu năm là để tới chùa lễ Phật, vãn cảnh và cầu nguyện... thế nhưng không hẳn ai cũng biết những quy định căn bản của nhà chùa để tuân thủ.  Vậy cần sắm lễ đi chùa, trang phục, hay cách đi lễ như nào cho phù hợp?

Chuẩn bị đi lễ chùa đầu năm

cách lễ chùa đầu năm

Đầu tiên đó là về phần trang phục, văn hóa mặc ở những nơi đền chùa linh thiêng thường được chú trọng và còn được đưa ra là tiêu chí đánh giá con người. Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa. Khi đi lễ cần mặc quần áo lịch sự, trang trọng, áo dài, kín cổ, màu sắc nhã nhặn... đi lại nhẹ nhàng. Và tránh các bộ trang phục ngắn tay, sát nách, quần và váy ngắn... Đặc biệt nhiều người nghĩ lên chùa mặc kín đáo là được, tuy nhiên những bộ đồ trong suốt, quần tất lưới... lại vô tình khiến người mặc trở thành phản cảm khi tới đây.

Sắm lễ đi chùa đầu năm

Nói tới việc sắm lễ đi chùa cũng là điều không phải ai cũng biết. Khi đến dâng hương tại chùa nên sắm lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, chè… Và đồ lễ chay, tịnh này sẽ đặt trên hương án của chính điện.

Trong trường hợp đặt lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả... thì không được đặt lễ mặn ở khu vực chính điện (Phật điện - nơi thờ tự chính của ngôi chùa). Còn đối với việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ đồ lễ chỉ đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi. Lưu ý nữa là tuyệt đối không được dâng đồ lễ mặn trên ban thờ Phật, Chư Bồ tát và Thánh Hiền.

cách lễ chùa đầu năm

Đối với hoa tươi lễ Phật sẽ sử dụng là hoa sẽ, hoa mẫu đơn, hoa huệ hay hoa ngâu... không dùng các loại hoa dại, hoa tạp khác.

Đi lễ chùa đầu năm và những điều cấm kỵ 

Hình ảnh thường thấy tại các đền chùa đó là vàng mã, tiền âm phủ nọi lúc mọi nơi. Theo quan niệm của dân gian khi 'trần sao âm vậy' nên việc sử dụng tiền âm phủ, vàng mã tràn lan chưa đúng. Không nên dâng cúng vàng mã, tiền âm phủ nơi cửa Phật tại chùa mà chỉ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Còn đối với tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.

Một điều không thể bỏ qua trong khi đi lễ đó là cầu nguyện. Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Chính vì thế khi  làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được che chở, bảo vệ. Còn khi tới đình, đền bạn có thể cầu xin may mắn trong chuyện tình cảm, công việc….

Về việc thắp hương bạn chỉ nên thắp ở  đỉnh đặt bên ngoài và hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí. 

Một số nguyên tắc ra, vào chùa bạn cần biết đó là tới Phật đường không được đi giày dép, nhai trầu hay hút thuốc. Khi đi vào thì đi từ bên phải (cửa Giả quan) và đi ra bằng cửa bên trái (cửa Không quan). Cửa Trung quan (cửa chính) chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. 

cách lễ chùa đầu năm

Chú ý cách đi lễ chùa để tỏ lòng thành kính bái Phật: Khi vào lễ Phật không được tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Còn khi dùng đồ của chùa, như ăn uống, thụ lộc, nên lưu lại chút công đức, dù ít hay nhiều.

cách lễ chùa đầu năm

Trong quá trình lễ chùa hay vãn cảnh thì không được đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật bởi đây là vị trí tối cao của trụ trì, nên quỳ lễ chếch sang bên một chút. Không được ngắm tượng Phật như một tác phẩm nghệ thuật, khi đứng trước tượng Phật phải có thái độ nghiêm trang, cung kính, không nhìn ngang ngó dọc... Để có thể chiêm ngưỡng tượng Phật thì chúng ta nên đứng từ bên ngoài để quan sát. Giữa không gian thanh tịnh không nói chuyện, bình phẩm, nằm ngồi, đi lại nhiều trong Phật đường. 

Bước chân vào chùa lễ Phật hãy là một con người hiểu biết, có ý thức với những lời nói và hành vi đẹp để thể hiện lòng tôn kính với Phật.

Hồng Phú (Theo Giadinhvietnam.com)

Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai

Tag: di le chua dau nam , đi lễ chùa đầu năm , cach cung le di chua dau nam , van khan le chua ,