Muốn xây nhà phải nộp tiền sửa ngõ, muốn sửa sang nhà cửa phải nộp tiền rơi vãi vật liệu. Giữa trưa mở nhạc inh ỏi, gõ cửa nhắc thì lôi hình xăm rắn rết ra dọa.
Không ít người bị hàng xóm “vòi tiền” khi đưa vật liệu vào ngõ để sửa sang nhà cửa (Ảnh: La Hoàn) |
Nộp 10 triệu ra đây!
Đó là cái giá mà hàng xóm của chị T. Quỳnh (Phú Mỹ, Mỹ Đình) đưa ra khi chị muốn chở vật liệu xây dựng về sửa sang nhà cửa. Chị Quỳnh không đồng ý, hàng xóm liền lôi bàn ghế ra ngõ chặn không cho xe chở vật liệu vào.
Chị Quỳnh kể: “Nhà mình nằm gần cuối ngõ, các nhà xung quanh thì không sao nhưng cái lão ngay cạnh nhà mình thì xấu tính thôi rồi. Hồi mình chuẩn bị sinh thêm bé nữa, hai vợ chồng quyết định sửa lại ngôi nhà cấp 4 đang ở lên 3 tầng. Thủ tục với chính quyền xong hết rồi nhưng cái lão hàng xóm lại làm khó dễ. Lão bắt nộp cho lão 10 triệu, lão mới cho xây lên.
Lão bảo nhà mình ngay sát nhà lão, xây lên kiểu gì cũng không tránh khỏi rơi vãi vật liệu xây dựng, rồi tiếng ồn, rồi đụng chạm làm lung lay tường nhà lão, vân vân và vân vân. Nói chung muốn xây lên thì phải nộp phí tổn 10 triệu.
Hai vợ chồng mình thấy vô lý nên không chịu. Vẫn tiến hành xây mà không đưa tiền cho lão. Ấy thế mà khi xe chở vật liệu đi vào ngõ, lão lôi hết bàn ghế nhà lão ra để đó chặn không cho vào. Thợ nhà mình ra chuyển vật liệu toàn bị lão dọa đánh, cứ thỉnh thoảng lão lại hú lên: “Chúng mày không có mắt hả, rơi hết đá sỏi vào nhà tao rồi”.
Chị Quỳnh bảo, lúc đầu thấy vô lý nên hai vợ chồng chị quyết không đưa tiền cho lão hàng xóm. Nhưng vì lão cản trở, việc xây dựng bị đình trệ nhiều nên chồng chị sang “đưa trước” cho lão 3 triệu bảo mấy nữa đưa nốt thì lão mới chịu để yên.
“Cái này báo với chính quyền cũng không có ích gì, càng khiến lão hậm hực rồi sinh sự thêm. Thôi thì muốn được việc mình thì nhắm mắt nhắm mũi chịu ấm ức một tí”, chị Quỳnh nói.
Cũng có hàng xóm “vòi tiền” như chị Quỳnh, chị Mai (Thanh Trì, Hà Nội) ấm ức kể lại: “Vợ chồng tích cóp mãi mới đủ tiền mua một mảnh đất bé bé trong làng rồi xây nhà. Trong ngõ nhỏ chỉ có hai nhà là nhà mình và nhà hàng xóm tên K. Trước khi xây, chồng mình đã đến nói chuyện và đưa K. 5 triệu góp chút tiền đổ bê tông ngõ. Nhưng lão không đồng ý, đòi nhà mình đưa 20 triệu mới cho vào ngõ. Vợ chồng mình không chịu thì ngày nào hai bố con lão cũng ra chặn xe chở vật liệu, công trình chậm cả tuần liền”.
Không chọn biện pháp “dĩ hòa vi quý” như chị Quỳnh, chồng chị Mai liền nhờ “đầu gấu” đến nói chuyện với anh hàng xóm. Mấy ông đầu gấu chỉ nói có đúng 8 từ "đứng gọn gọn cho người ta làm việc”, công trình nhà chị không còn bị chậm tiến độ nữa.
Xây nhà cao tầng phải căng bạt chắn để vật liệu xây dựng không rơi vào nhà hàng xóm (Ảnh: La Hoàn)
Tra tấn nhau bằng âm nhạc
Mới chuyển đến căn hộ chung cư mới chị Thanh (Khu đô thị mới Định Công) đã ngán ngẩm với cái kiểu sinh hoạt của nhà hàng xóm.
Chị kể: “Giữa trưa hay nửa đêm hàng xóm nhà mình đều bật đài inh ỏi như chốn không nhà. Con bé nhà mình cứ giật mình thon thót, ngủ không ngủ được. Em định sang nói mấy lần nhưng chồng em bảo mình mới chuyển đến đây, dĩ hòa vi quý thì hơn nên lại bấm bụng chịu đựng.
Đến một hôm con mình sốt, dỗ mãi mới chịu ngủ, đang thiu thiu thì hàng xóm làm cái bùm bụp nó giật mình khóc thét lên. Vừa thương con vừa điên tiết mình mới chạy sang bấm chuông, nhờ vặn nhỏ nhạc 1 tí. Lão hàng xóm liền cởi phăng áo, quay lưng lại, chao ôi toàn hình xăm rắn rết, rùng hết cả mình”.
Chị Thanh bảo, lão hàng xóm này cũng mới chuyển đến, có một số hộ quanh đây cũng từng bấm chuông yêu cầu lão bật nhỏ nhạt đi và cũng đều bị lão dọa tương tự. Mãi sau khi các hộ viết đơn đề nghị ban quản lý tòa nhà can thiệp tình hình mới được cải thiện. “Thỉnh thoảng lên cơn, lão lại bật nhạc to bất thình lình”, chị Thanh nói.
Cũng bị hàng xóm “tra tấn lỗ tai”, anh Lê Nam (Nhân Mỹ, Mỹ Đình) kể: “Khu nhà mình mới có nhà sắm được bộ dàn karaoke thì phải, cứ ra rả suốt ngày từ sáng đến chiều từ chiều đến tối. Có hôm 11h đêm vẫn cứ nheo nhéo Vầng trăng khóc với cả Đêm trăng tình yêu. Nhiều lúc muốn ngủ mà không ngủ được”.
“Khu này ai cũng hiền nên chả ai muốn lên tiếng. Một hôm bà chị họ mình sang chơi, giữa trưa đang thiu thiu ngủ thì bên ấy lại bật loa tra tấn cả xóm. Bà chị mình nghe chuyện mới đứng trước nhà gào lớn: “Be bé cái mồm tí cho người ta còn ngủ, đã hát dở còn thích to mồm”. Thế là ngưng được một vài ngày rồi lại đâu vào đấy”, anh Nam nói thêm.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?