Ở Sài Gòn, nếu hỏi món gì nổi tiếng nhất chắc phải kể đến một thứ mà ai cũng biết, đó chính là “Bánh mì” – món ăn làm nên tên tuổi Sài Gòn.
|
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, có những loại bánh mì được du nhập từ nước ngoài vào ngày càng trở nên quen thuộc và được người Sài Gòn vô cùng yêu thích.
Dưới đây là những kiểu bánh “nhập cư” đã làm mưa gió ở Sài Gòn trong thời gian vừa qua.
1. Doner Kebab
Món bánh mì này có xuất xứ gốc từ đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, khác với bánh mì Việt Nam (bánh dài) hay Hamburger (Bánh tròn), cấu trúc của Doner Kebab là 1/5 hình rẻ quạt được cắt từ một miếng bánh mì tròn lớn, với nhiều mè rang bên trên mặt. Cái tên Doner Kebab bắt nguồn từ cách chế biến nhân thịt cho món bánh mì này, Doner = xoay và Kebab = Thịt (Bò, gà, cừu, tuyệt nhiên không có thịt heo do người Hồi giáo không ăn món thịt này). Khối thịt được xiên thẳng đứng và xoay đều cạnh bếp nướng, nhờ vậy thịt chín đều và không bị khô.
Doner Kebab – chiếc bánh mì tam giác đến từ Thổ Nhĩ Kỳ
Khi du nhập về Việt Nam, món bánh mì này đã được biến tấu lại cho phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam hơn bằng cách thay thế các loại thịt khác bằng thịt heo. Ngoài nhân thịt heo, bánh mì cũng được cho thêm rất nhiều rau nhằm giúp bánh mì khi ăn không bị quá khô khan. Các loại rau cải đi kèm thường là xà lách, bắp cải tím, hành tây, dưa chuột, cà chua. Về phần sốt ăn kèm thay vì có nhiều loại thì ở Việt Nam chỉ có một loại, đó là sự pha trộn giữa sốt Mayonnaise và một ít bơ.
2. Bánh mì Gyros
Món bánh mì Gyros này có nguồn gốc từ đất nước của các vị thần trong truyền thuyết – “Hy Lạp”. Với lớp vỏ bên ngoài là vỏ bánh Pita (một loại bánh truyền thống của Hy Lạp) được nướng thành hình tròn mỏng vừa đủ để cuộn tròn nhân bên trong. Về phần nhân thì cũng đa dạng không kém, trong đó có thể kể đến gồm: thịt bò, thịt gà hoặc thịt heo ăn kèm với phô mai, nấm, các loại rau cải cơ bản như xà lách, cà chua, hành tây,… đặc biệt có thêm khoai tây chiên nhằm giúp vị bánh mì trở nên béo bùi hơn.
Bánh mì Gyros với nhân có thêm khoai tây chiên lạ miệng.
Nhân bánh không làm trước mà chỉ được cho lên chảo xào chín khi có khách đến mua. Gia vị nêm nếm cho phần nhân cũng rất độc đáo với sốt yogurt, nước cốt chanh, tiêu đen, thì là, và rosemarry (hương thảo). Khi ăn món này cảm giác lớp bánh bên ngoài thơm thơm và phần nhân cực béo với các hương vị mạnh hòa quyện với nhau, tạo cảm giác rất ngon miệng, do có nước cốt chanh trung hòa vị béo nên sau khi ăn món này không hề có cảm giác béo ngấy.
3. Bánh mì que Pháp
Có lẽ trong các loại bánh mì “nhập cư” thì loại bánh mì que này xét về hình thức và nội dung có lẽ giống với bánh mì Sài Gòn nhất. Bánh mì que nhìn có vẻ giống với ổ bánh mì Việt, tuy nhiên nó lại nhỏ và dài hơn, đúng như tên gọi, nhìn rất giống một cây que nhỏ, chính điểm này đã làm nên sự khác biệt độc đáo với bánh mì Việt.
Bánh mì que nhỏ bé nhưng sức hấp dẫn vô cùng lớn
Phần nhân bánh cũng đa dạng, từ paté, chà bông, xúc xích, đến thịt heo, thịt gà, đặc biệt có khi nhân bánh chỉ có lớp paté mỏng và thêm vào ớt xay. Sau khi nhồi nhân vào bên trong thì bánh sẽ được cho vào lò nướng lại nóng giòn trước khi bán cho khách. Một que bánh mì không nhiều, nên đây cũng có thể được xem là món ăn vặt, vừa ngon vừa không sợ ngán mà giá lại cực rẻ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?