Sự hối hận của người chồng đánh vợ (Kỳ 2)
Thứ ba, 14/10/2014 19:10

Từ những mâu thuẫn trong gia đình, gia đình mà ông Quý đã dùng gậy tre đánh tới tấp vào người vợ mình khiến vợ gãy cả 2 tay, 2 chân phải đi cấp cứu tại bệnh viện.

Bà Phan Thị Hạnh (46 tuổi, Thừa Thiên Huế) bị chồng đánh gãy tứ chi đang được điều trị tại bệnh viện

Bà Phan Thị Hạnh (46 tuổi, Thừa Thiên Huế) bị chồng đánh gãy tứ chi đang được điều trị tại bệnh viện

Kỳ 2: Chồng biết lỗi, vợ tha thứ, Chi hội phụ nữ góp tiền thăm

Chị Hạnh quê ở xã Bình Điền (thị xã Hương Trà) nhưng có người bà con ở gần nhà anh Quý nên chị thường xuyền về đây chơi. Cả hai yêu nhau, cùng nhau về miền Nam để làm việc và họ đã “ăn cơm trước kẻng”. Sau đó về quê sống, không hề cưới hỏi. Vợ chồng làm nghề nông, sinh được 4 người con (đã qua đời 1). Ba người còn lại gồm cô con gái đầu lòng 17 tuổi, 1 cô sau học lớp 6 và cậu út học lớp 4.

Quay trở lại sự việc, sau khi đánh vợ, anh Quý để con gái nuôi mẹ, còn mình vẫn chăm lo việc đồng áng. Một ngày sau, anh mới bị công an huyện Phong Điền về nhà triệu tập. Trung tá Nguyễn Ngọc Điệp, Phó trưởng Công an huyện Phong Điền cho biết, khi mời anh Quý lên làm việc, đối tượng đã biết lỗi, thừa nhận có dùng gậy tre để đánh vợ. Hiện cơ quan công an đang làm các thủ tục liên quan và tiến hành giám định tổn hại sực khỏe cho bị hại, đợi có kết quả sẽ xử lý theo luật định.

Những ngày này ông Quý luôn túc trực, chăm sóc vợ mình ở bệnh viện một cách rất chu đáo, hai đứa con nhỏ phải nhờ ông bà nội chăm nom. Gia đình tuy có bảo hiểm nhưng bệnh viện không chấp nhận (vì thuộc trường hợp đánh lộn) nên phải xoay sở tiền để đóng viện phí. Ông Quý phân trần: “Sở dĩ tôi đánh vợ như vậy cũng có nỗi niềm của tôi. Vợ tôi là người đàn bà lắm lời, lại hay thách thức, nói dại. Sáng hôm đó, tui phải dậy sớm để ra đồng làm việc, vậy mà bà ấy vẫn phơi phơi cái mặt, chẳng chịu nấu cơm cho tui ăn, lại bắt tôi nấu cơm nên tôi bực mình. Mấy lần trước tôi đánh 1 roi là Hạnh bỏ chạy, nhưng lần này càng đánh, bà ấy càng thách đố. Tôi đã nói im miệng đi, bà ấy nghe rồi nhưng sau đó lại tiếp tục càu nhàu nên tôi “tức nước vớ bờ” đó thôi”.

Giờ đây tôi rất ân hận vì đã gây ra thương tích cho cô ấy. Bên gia đình của vợ tôi cũng đã biết chuyện và tới bệnh viện thăm, may là họ cũng thông cảm cho tôi hết. Tôi nuôi vợ mà bị nhiều người ở bệnh viện dòm ngó ghê lắm. Họ đều trách tôi: “Cái mặt như thế mà đánh vợ tàn bạo quá”. Lúc đầu tôi cũng giãi bày nhưng giờ thì quen rồi. Mình có lỗi nên chịu như vậy là đúng thôi. Dù sau này tôi có bị pháp luật trừng phạt thì cũng vui vẻ chấp nhận chứ biết làm sao bây giờ”, người chồng hối lỗi.

Người vợ nằm liệt giường cũng ngoái đầu chia sẻ: “Mấy năm qua tôi sống với anh không có gì tệ bạc hết, cả đời tôi cũng làm lụng vất vả nuôi con, nhưng anh lại nóng tính, cộc cằn, tôi cũng không ngoại tình, không bài bạc sao anh nỡ đánh tôi như thế. Nhưng thú thật lần bị đánh này lỗi một phần do tôi nói nhiều, nên cũng mong sao cơ quan chức năng bảo ban, giáo dục anh ấy là được chứ đừng bắt anh ấy đi tù mà tội. Cốt để anh tu chí làm ăn nuôi con, rồi khả năng cũng phải nuôi tôi dài dài, dù sau này lành bệnh tôi cũng chắc chắn mình đi lại cũng gặp khó khăn”.

chong-danh-vo-gay-tu-chi-2

Bà Nguyễn Thụ Thu (Chi hội trưởng Chi hội phụ nữa thôn Phổ Lại) hỏi thăm tình hình chị Hạnh

Bà Nguyễn Thi Thu (Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Phổ Lại) cho biêt: “Ngày 3/10, Ban công tác mặt trận của thôn đã có phiên họp khẩn cấp để bàn ra hướng khắc phục việc chị Hạnh bị chồng đánh phải đi viện. Được giao phó nên ngay trưa hôm đó tôi cùng với Chi hội phó lên bệnh viện để nắm bắt tình hình. Lên đây, do cô con gái của anh chị phải đi làm nên không có ai chăm sóc chị Hạnh hết, thấy mà thương. Thế là ngay đêm hôm đó, tôi huy động chị em trong Chi hội họp để cử ra người trông nom chị Hạnh, đồng thời cũng khuyên góp tiền ủng hộ. Thật lạ thường tôi làm công việc này đã hơn 5 năm nhưng chưa có khi nào chị em tới họp đông đủ như thế này, chị em đi 52/55 người và đã quyên góp được 550 nghìn. Tôi đã chuyển cho chị Hạnh số tiền trên. Còn sau đó, anh Quý biết lỗi lên nuôi vợ nên chúng tôi khỏi trực. Đây là một vụ bạo hành dã man chưa từng có trên địa bàn chúng tôi. Qua chuyện này, thắt chặt thêm tình đoàn kết của chị em trong Chi hội, “lá lành đùm lá rách”. Tôi cũng khuyên với chị em rằng chồng cương thì mình phải nhu. “Cơm sôi thì phải nhỏ lửa biết đời nào khê”. Sống cuộc sống vợ chồng là cả đời, nhường nhịn nhau một chút không sao cả, để con mình còn nhìn bố mẹ noi gương”.

Đổ lỗi do ma ám

Trong gia đình ông Quý, một năm rưỡi trở lại đây liên tiếp xảy ra những điều tai ương. Đầu tiên là cậu con trai thứ hai của ông bà bị chấn đống thần kinh, thường ăn những lẻ tre nhỏ, cậu ta ngã hiên nhà và nằm 3 ngày thì qua đời. Sau đó, cô bé đang học lớp 6 phát hiện bị bệnh thiểu năng trí tuệ dạng nhẹ, rồi ông Quý thì bị đạp nọc tre nên cũng phải thuốc thang, bà Hạnh thì bệnh lao. Không dừng lại ở đó tháng 4/2014 vừa rồi cậu con trai út học lớp 4 cũng vừa bị tai nạn giao thông gãy tay phải bắt vít nhưng em không có bảo hiểm y tế nên gia đình tốn hơn 3 triệu đồng. Đến bây giờ ông Quý đánh vợ đến nỗi gãy tứ chi luôn. Liên tiếp tai ương, nên nhiều người dân nơi đây đồn gia đình này bị “ma ám”.

Nằm trên giường bệnh, bà Hạnh trách mình đã “đối xử không trọn đạo với đấng tâm linh”. Bà nói, cách đây không lâu, hai con mèo trong nhà bà có chạy qua làm rớt cái am trang bà để thờ ngài tiên sư bổn mạng trong nhà. “Vì nó rớt xuống đất nên bị hư hỏng, thế là chồng tôi cả gan lấy đút vào bếp không thờ nữa, từ đó đến nay gặp tai họa liên tục như vậy. Ổng dẹp miếu thờ ngài bổn mạng, chừ tui nằm liệt giường như thế đây?", bà nói

Bà Hạnh lại nói tiếp: “mà kể cũng lạ, tôi thì cũng không tin tưởng vào tâm linh lắm, nhưng có chuyện này cũng rất khó lý giải. Nguyên là trước đây tôi có thờ cái am ông quận nhưng sau đó ông quận được một bà cô rước về quê của chồng tôi ở thôn Hạ Cảng, xã Quảng Phú. Do đó, chồng tôi thấy vậy đã phá đi cái miếu ấy đi, kể từ đó không thờ nữa. Rứa là từ ngày phá cái miếu, tôi đi coi bói thì thầy phán rằng, chính chồng mình đã đốt am thờ thần tiên sư bổn mạng và phá miếu ông quận nên sẽ có chuyện không hay xảy ra với gia đình”.

Mẹ của anh Quý mê tín không kém: “Cách đây 6 năm, nhà con trai tôi thuộc diện hộ nghèo của xã nên được Nhà nước hỗ trợ tiền để xây nhà. Tôi biết năm đó vợ chồng nó tuổi cực kỳ xấu không dựng được nhà mới nhưng vợ chồng nó cứ tiếc nếu không xây thì tiền đó sẽ chuyển sang cho hộ khác nên làm liều. Rồi hôm sau khi xảy ra chuyện thằng Quý đánh con Hạnh, tôi có đi coi thầy, thầy lại phán do cái bình phong của nhà Thằng Quý vừa thấp, lại bị trúng trực nên mới xảy ra chuyện. Mà cũng đúng như vậy cái bình phòng nó xây bằng xi măng rất thấp, rong rêu bao quanh”.

Bà lão rưng rưng nước mắt: “Tất cả những tai họa ập đến gia đình con của tôi liên tiếp nên vợ chồng tôi rất buồn, mới nghĩ ra nhiều nguyên nhân như vậy. Không phải là do thần linh quở phạt, hay mình đối xử thiếu trách nhiệm với những người đã khuất, nhưng tai ương cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, trùng hợp đến ngẫu nhiên khiến gia đình chúng tôi hết sức hoang mang lo lắng, không biết vì sao”.

Lê Chín Hai (Pháp luật & thời đại) Minh Phương

Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020

Tag: chong danh vo , nguoi vo lam loi , nguoi chong tho bao , mau thuan vo chong , xung dot vo chong , tin , bao