Từ thập niên 1950, các hoạt động nhiếp ảnh ở Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ, đội ngũ các nhiếp ảnh gia ngày một đông đảo với những gương mặt nổi tiếng, để lại ảnh hưởng sâu đậm cho tới tận ngày nay như Võ An Ninh, Phạm Văn Mùi, Lê Đình Chữ,...
|
Người Việt Nam chính thức được tiếp cận với nghệ thuật nhiếp ảnh từ năm 1869, khi cụ Ðặng Huy Trứ - một vị quan dưới triều vua Tự Ðức, khi đi công tác tại Trung Hoa, đã mua một giàn máy chụp, rửa ảnh và thuê một người Hoa là Dương Khải Trí về Hà Nội mở hiệu ảnh Cảm Hiếu Ðường. Ðây là hiệu ảnh đầu tiên của một người Việt Nam mở tại đất nước mình.
Từ thời điểm đó đến đầu thập niên 1930, nhiếp ảnh phát triển mạnh trên khắp đất nước, nhưng hầu hết chỉ là nhiếp ảnh dịch vụ. Trong các thập niên 1930 và 1940, trào lưu nhiếp ảnh nghệ thuật đã được định hình, nhưng tiến triển chậm và không ổn định do những biến động chính trị mạnh mẽ của Việt Nam vào giai đoạn lịch sử này.
Cách mạng Tháng 8/1945 thành công đã mở ra một trang sử mới cho nền nghệ thuật nhiếp ảnh non trẻ của người Việt. Năm 1952, lần đầu tiên 21 nhà nhiếp ảnh Việt Nam đã triển lãm hơn 100 tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật tại Nhà Hát Lớn Hà Nội với tựa đề Triển lãm Ảnh Mỹ thuật 1952. Cuộc triển lãm này là một mốc khởi đầu quan trọng của Nhiếp ảnh Nghệ thuật Việt Nam.
Các cuộc triển lãm ảnh mỹ thuật tiếp tục được tổ chức trong 2 năm 1953, 1954 với nhiều tác phẩm có giá trị. Từ đó, các hoạt động nhiếp ảnh ở Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ, đội ngũ các nhiếp ảnh gia ngày một đông đảo với những gương mặt nổi tiếng, để lại ảnh hưởng sâu đậm cho tới ngày nay.
Duới đây là một số tác phẩm do các nhiếp ảnh gia Việt Nam thực hiện trong thập niên 1950 – 1960, được giới thiệu trên trang web của Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam:
Trúc (1953). Ảnh: Nguyễn Cao Đàm.
Trên đường về (1962). Ảnh: Trần Cừ.
Ông lão hồi cư (1953). Ảnh: Bàng Bá Lân.
Thu (1959). Ảnh: Đỗ Huân.
Mùa lúa chín (1959). Ảnh: Trần Lợi.
Sương hanh (1952). Ảnh: Nguyễn Văn Chiêm.
Chuẩn bị vụ mùa (1959). Ảnh: Triệu Đại.
Chị Trần Thị Lý (1959). Ảnh: Đinh Thuý.
Hình bắt bóng (1959). Ảnh: Nguyễn Duy Kiên.
Giọt mưa trên kính (1953). Ảnh: Lê Đình Chữ.
Bình minh (1959). Ảnh: Nguyễn Đức Vân.
Tuổi trẻ và lao động (1959). Ảnh: Tân Sơn (Mai Nam).
Bãi Trà Cổ (1960). Ảnh: Võ An Ninh.
Sương sớm (1953). Ảnh: Dương Quỳ.
Được mùa (1959). Ảnh: Đức Như.
Những cánh bướm trên sông Hồng (1962). Ảnh: Vũ Tín.
Giáng sinh (1953). Ảnh: Nguyễn Mạnh Đan.
- 7 ngày nữa nếu muốn xuất nhập cảnh, công dân bắt buộc phải thực hiện quy định mới này
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành