Làm quần quật cả năm nhưng nhiều công nhân ở Bình Dương và TPHCM vẫn không đủ tiền đành đi vay nặng lãi, làm tăng ca để kiếm thêm tiền về quê ăn Tết cùng gia đình.
Tờ rơi cho vay tiền được dán mọi nơi. |
Lãi suất 20%/tháng
Phải lo cho một người em và con nhỏ ở quê nên chị Nguyễn Thị Hường (25 tuổi, quê Hà Nam) thường xuyên phải làm tăng ca đến 11 giờ đêm mới về nhưng cũng chỉ tạm đủ lo cho cuộc sống. Sắp đến Tết, chị muốn mua ít quà về cho gia đình nhưng lương bổng lại không đủ nên phải đi vay lãi.
Chị Hường làm việc tại một Cty hơn hai năm nay nhưng mức lương hàng tháng chị nhận được không quá 4 triệu đồng, nếu không cố gắng tăng ca thì còn ít hơn nữa. Tiền thuê trọ, tiền ăn và các khoản phí khác nên số tiền 4 triệu đồng chỉ đủ sống qua ngày. “Muốn mua cho con cái áo, cho mẹ ít tiền Tết mà cũng không có. Gần đây thấy có tờ rơi cho công nhân vay tiền ăn Tết nên tôi làm hồ sơ vay 5 triệu đồng, lãi suất 20%/tháng. Mình khổ tí, cố gắng tăng ca, ra Tết cố gắng làm để lấy tiền trả, miễn là gia đình vui Tết là mình mừng rồi”, chị Hường nói.
Anh Khương, 31 tuổi (công nhân khu công nghiệp Linh Xuân, Thủ Đức, TPHCM) làm việc vất vả cả năm trời nhưng cũng không đủ tiền về quê ăn Tết. Hằng tháng anh phải gửi tiền về quê cho hai đứa con ăn học. “Cuối năm thấy mọi người rủ nhau đi sắm đồ Tết, mua quà cho gia đình làm mình nóng hết cả ruột gan. Chả lẽ đi làm cả năm trời mà không có tí quà về cho gia đình, con cái. Tiền thưởng thì cũng chưa thấy đâu nên đành đi vay lãi vậy. Mặc dù biết lãi rất cao nhưng mình cũng phải chịu chứ biết sao được”, anh Khương nói.
Nhiều công nhân cho biết, vào giờ đi làm hay giờ tan ca, tại các ngã tư xung quanh khu công nghiệp, có rất nhiều người phát tờ rơi với nội dung cho vay tiêu dùng. Hồ sơ để vay tiền cũng rất đơn giản, chỉ cần chứng minh nhân dân, thẻ nhân viên, thẻ bảo hiểm y tế, hóa đơn điện nước và hợp đồng lao động là có thể vay được tiền. Không chỉ thả tờ rơi, nhiều cơ sở cho vay còn đăng tin trên các trang mạng xã hội.
Theo những người đi vay, những cá nhân bên cho vay luôn chỉ giao dịch qua điện thoại, cho dù có xưng là “nhân viên công ty” thì cũng không rõ địa chỉ ở đâu. Nếu người vay đồng ý, sẽ có người liên lạc đến làm “hồ sơ”. Bên cho vay cầm hộ khẩu bản sao (nhưng phải mang bản gốc để đối chiếu), hóa đơn điện, nước, hợp đồng lao động…
“Thấy tờ rơi nói cho công nhân vay tiền về quê ăn Tết mà không cần thế chấp, tôi liên lạc thì được nhân viên cho vay mời mọc với nhiều lời ngon ngọt. Tôi gọi điện về quê gửi sổ hộ khẩu vào để làm hồ sơ. Khi đến gặp người cho vay nói lãi suất 25% mỗi tháng, tôi đành bỏ về vì không thể trả nổi mức lãi cao như thế” - chị Sáu, công nhân trong khu công nghiệp Sóng Thần cho biết.
Ngày làm công ty, đêm đi bốc vác
Mỗi ngày làm tại Cty từ 8 giờ đến 17 giờ, sau khi tan ca về nhà nghỉ được một lúc, chị Thành (26 tuổi, quê Nghệ An) lại đạp xe hơn 3 km đến một kho bãi trong Khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương) để bốc vác. Là phụ nữ nhưng thấy công việc bốc vác kiếm được tiền mà có thể làm vào buổi tối, nhận lương ngay nên chị cố gắng kiếm thêm mỗi đêm 250 ngàn đồng. “Mình có sức mà công việc bốc vác mỗi đêm từ 6 giờ tối đến 12 giờ đêm cũng kiếm được từ 200 đến 250 ngàn đồng, gấp mấy lần lương công nhân. Biết là công việc nặng nhọc nhưng không làm thì lấy tiền đâu mà về. Đi làm cả năm trời, Tết nhất phải về với gia đình chứ”, chị Thành nói.
Anh Chiến bán rau kiếm thêm tiền về quê ăn Tết.
Anh Nguyễn Văn Chiến (30 tuổi, quê Thanh Hóa) sau giờ làm vội về nhà lấy xe máy đi chợ đầu mối lấy các loại rau củ về buôn bán để kiếm thêm thu nhập. Mỗi ngày anh bán từ chiều đến tận khuya. Anh Chiến cho biết: “Mỗi ngày bán như vậy cũng kiếm thêm được từ 50 ngàn đến 100 ngàn đồng, gom góp từ nay đến Tết được ít tiền mua quà cho gia đình. Lương công nhân được gần 5 triệu/tháng, tiền phòng hết hơn triệu, rồi tiền ăn, tiền sữa cho con nữa là vừa đủ”.
Anh Chiến cho biết thêm, không chỉ anh mà nhiều công nhân khác cũng buôn bán đủ thứ để kiếm thêm. “Vé xe ngày Tết có rẻ cũng trên 1,5 triệu đồng, hai vợ chồng kèm theo đứa con nữa chỉ cần tính tiền xe đã ngót nghét chục triệu đồng tiền về rồi vào. Về quê chả lẽ lại không có gói bánh gói kẹo cho con cháu…”.
Hẹn tết sau…
Mặc dù trong lòng rất muốn về đoàn tụ cùng gia đình nhưng nhiều công nhân không về được hay nói cách khác là không dám về vì về được đến quê ăn tết xong không biết vào bằng cách nào.
“Mình cũng muốn về lắm, ngày Tết ai mà không muốn đoàn tụ cùng gia đình nhưng muốn về thì ít nhất cũng phải cầm trong tay 10 triệu đồng. Tiền tàu xe mất gần 5 triệu đồng, chưa kể tiền ăn dọc đường rồi quần áo, quà cáp cho người thân nữa. Số tiền đó đâu có nhỏ gì đối với một công nhân” - chị Như (quê Nghệ An), làm việc ở khu công nghiệp Linh Xuân nói.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Quy định độ tuổi tối thiểu và tối đa được phép lái xe theo Luật mới từ ngày 1/1/2025
- Hôm nào không khí lạnh tràn về miền Bắc? Hà Nội rét bao nhiêu độ?
- Nước ta xuất hiện loài vật không mắt, không chân quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ có duy nhất ở Việt Nam
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?