Nhiều tuyến đường ở trung tâm TP.HCM như Ký Con, Bùi Thị Xuân, Cao Thắng, Cống Quỳnh… dự kiến sẽ trở thành đường một chiều trong thời gian tới để giải quyết nạn ùn tắc giao thông giờ cao điểm.
|
Đó là một trong những giải pháp nằm trong kế hoạch tổ chức phân luồng giao thông các tuyến đường, khu vực trên địa bàn TP.HCM năm 2012, vừa được Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM ban hành.
Mục tiêu của kế hoạch trên là nhằm từng bước kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn TP.
Theo đó, Sở GTVT đã triển khai thực hiện phân luồng giao thông lại một số tuyến đường như: đường Trần Hưng Đạo (đoạn từ Nguyễn Tri Phương đến Châu Văn Liêm), thuộc địa bàn Q.5; đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (từ đường Bạch Đằng đến đường D5), địa bàn Q.Bình Thạnh; Khu vực Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng, Q.1...
Bên cạnh đó, sở cũng vừa nghiên cứu xong việc phân luồng 10 vị trí, bao gồm khu vực giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh - Tôn Đức Thắng, Q.1; vòng xoay Cây Gõ thuộc Q.6 và Q.11; khu vực Lạc Long Quân - Ni Sư Huỳnh Liên của Q.Tân Bình; Thành Thái - Sư Vạn Hạnh (từ 3 Tháng 2 đến Tô Hiến Thành) thuộc Q.10...
Ngoài ra, Sở GTVT sẽ sớm nghiên cứu phân luồng thêm 21 vị trí trên địa bàn thành phố nhằm đảm bảo an toàn giao thông và khắc phục nạn ùn tắc giao thông.
Đường Bùi Thị Xuân có thể trở thành đường một chiều - Ảnh: Trí Quang
Con đường nhỏ Sương Nguyệt Ánh và đường song song là Bùi Thị Xuân (đoạn từ CMT8 đến Tôn Thất Tùng) Q.1 hiện là đường lưu thông hai chiều, sắp tới có thể trở thành đường một chiều do khu vực 2 bên đường tập trung nhiều khách sạn, trường học, việc đậu xe lấn chiếm lòng đường thường xuyên xảy ra, làm bề rộng đường lưu thông bị thu hẹp.
Tương tự, cụm tuyến đường Cao Thắng, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thiện Thuật, Phạm Viết Chánh, Cống Quỳnh cũng thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ xe cộ do mật độ phương tiện tham gia lớn, đặc biệt là khu vực xung quanh Bệnh viện Từ Dũ. Do vậy, theo phương án dự kiến, cụm tuyến đường này sẽ phân luồng thành đường một chiều.
Theo Sở GTVT, các đường Ký Con, Phó Đức Chính ở Q.1 là các tuyến đường quan trọng trong việc điều tiết các loại phương tiện giao thông từ đường Võ Văn Kiệt, vì vậy, nhằm đảm bảo an toàn giao thông và tránh ùn tắc tại khu vực Hầm vượt sông Sài Gòn thì khu vực trên cần nghiên cứu phân luồng giao thông một chiều.
Nhiều tuyến đường ở các quận, huyện ngoại thành cũng được phân luồng lại để giảm ùn ứ xe cộ trong giờ cao điểm - Ảnh: Trí Quang
Cũng tại Q.1, khu vực tuyến đường Nguyễn Cảnh Chân, Trần Đình Xu, Hồ Hảo Hớn cũng có khả năng trở thành đường một chiều trong thời gian tới.
Không những phân luồng giao thông tại khu vực trung tâm thành phố, mà sở cũng tiến hành rà soát, nghiên cứu và phân luồng nhiều tuyến đường giao thông ở các quận, huyện ngoại thành, trong đó có huyện Hóc Môn, Q.12, huyện Bình Chánh, Q.Bình Tân…
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Việt Nam sở hữu 1.000 cây gỗ quý được xem như báu vật, một khúc cũng có giá tiền tỷ
- Tháng 1/2025: Miền Bắc khả năng xảy ra nhiều ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất bao nhiêu?
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này