Đó là Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, một Việt kiều đang sinh sống và làm việc tại Mỹ.
![]() |
|
Chiều 6/6, Viện Hàn lâm Pháp tổ chức lễ trao giải thưởng năm 2012 cho các nhà khoa học trên toàn thế giới đã có nhiều cống hiến trên các lĩnh vực trong năm qua. Trong những người vinh dự được nhận giải thưởng cao quý của Viện Hàn lâm Pháp có một người con Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Mỹ, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận (thứ 2 từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm với Chủ tịch Viện Hàn lâm Pháp và người trao giải
Buổi lễ trao giải có sự tham gia của toàn bộ thành viên Viện Hàn lâm Pháp, các nhà khoa học, những người nhận giải thưởng cùng những người thân và bạn bè của họ cùng nhiều phóng viên báo chí tại Pháp… với nghi thức truyền thống long trọng.
Đây là các giải thưởng hàng năm được Viện Hàn lâm Pháp xét và trao tặng cho các nhà khoa học của nhiều lĩnh vực khác nhau trên khắp thế giới. Năm nay, Viện Hàn lâm Pháp đã trao 8 giải thưởng cho 10 nhà khoa học và 2 cơ quan nghiên cứu là trường đại học Bucarest của Rumani và Đoàn khảo cổ Ulug Dépé của Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đặc biệt năm nay, một trong những giải này mang tên Prix mondial Cino del Duca – Giải thưởng thế giới của Quỹ Simone và Cino del Duca – lần đầu tiên được trao tặng cho một người Việt: Giáo sư Trịnh Xuân Thuận. Giáo sư Thuận được vinh danh trong hai tư cách nhà khoa học và nhà văn.
Ông là Giáo sư chuyên ngành Vật lý thiên văn của đại học Virginia (Mỹ), người đã phát hiện ra thiên hà trẻ nhất trong vũ trụ thông qua những quan sát bằng Kính thiên văn Hubble. Đồng thời, ông đã viết nhiều cuốn sách khoa học nhằm đưa những hiểu biết khoa học của mình tới công chúng.
Bạn bè chúc mừng Giáo sư Trịnh Xuân Thuận
Trò chuyện với chúng tôi sau lễ trao giải, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cho biết, mặc dù hiện đang sinh sống và làm việc tại Mỹ, nhưng ông đã từng có thời gian dài học tại Pháp cho tới khi đạt bằng tú tài. Giáo sư rất thích văn hóa Pháp và tiếng Pháp. Do vậy, khi sang Mỹ, giáo sư vẫn giữ thói quen đọc và viết sách bằng tiếng Pháp. Và chính tình yêu văn học đã hỗ trợ đắc lực để những bài viết khoa học của ông thu hút người đọc hơn:
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận nói: “Tôi viết sách không phải là chỉ để truyền thống khoa học mà còn phải theo phong cách văn chương nữa. Độc giả của tôi phải thích thú như đọc một cuốn tiểu thuyết, chứ không phải là đọc về khoa học không thôi”.
Được biết, Giải thưởng thế giới Cino del Duca của Viện Hàn lâm Pháp có từ năm 1969, có giá trị 300.000 euro, được trao tặng hàng năm cho các nhà khoa học có những tác phẩm khoa học được viết theo hình thức văn chương. Giải thưởng này đã từng được trao cho nhiều nhà khoa học nổi tiếng như nhà vật lý người Nga Andrei Sakharov, nhà vật lý người Pháp Mona Ozouf… và các nhà văn nổi tiếng như Jean-Louis Borges, Milan Kundera hay Mario Vargas Llosa…
Cho tới nay, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận là người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng văn học của Viện Hàn lâm Pháp trao tặng cho các nhà khoa học. Trước đây, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận từng được trao một số giải thưởng danh giá khác như Giải thưởng Moron của Viện Hàn lâm Pháp về văn chương (năm 2007); Giải thưởng Kalinga về phổ biến tri thức khoa học của UNESCO (năm 2009)...


-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
15 quyền lợi chỉ có ở lao động nữ, số 1 nhiều người không biết mà hưởng
-
Sau sáp nhập tỉnh, người dân có cần đổi biển số xe, đăng ký xe không?
-
Quận đông dân bậc nhất Hà Nội sắp mở rộng đường huyết mạch, hiện tại đang tiến hành thu hồi đất




-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'