Rất nhiều câu chuyện kỳ lạ diễn ra xung quanh cuộc sống của 'người rừng' 14 năm quên tiếng người, không quần áo, nhai cá sống...
'Người rừng' 14 năm quên tiếng người, không áo quần, nhai cá sống |
'Cu Lớn' năm nay đã 14 tuổi nhưng chỉ mới biết nói bập bẹ tiếng người, sống hoàn toàn theo bản năng. Em không chịu mặc quần mà chỉ mặc một 'cái áo' 'yêu thích' xám xỉn rách rưới từ nhiều năm nay. Có nhiều lần người trong làng mặc quần, thay áo mới cho nhưng em đều vứt đi, chỉ khi đưa lại cái áo đó cậu mới chịu mặc. Thân hình em nhỏ thó nhưng chân to. Mái tóc dài, mặt mày luôn lem luốc, chỉ có ánh mắt có vẻ tinh khôn. Cậu bé thường xuyên xuất hiện tại khu vực chợ Truồi, có khi trèo lên đến đèo Phước Tượng, loanh quanh ở đó nhiều giờ, có khi nhiều ngày một cách khó hiểu. Kinh hãi hơn, ban đêm em thường hú như vượn khi đi lại.
Khoảng 14 năm nay, ba mẹ con chị Nguyễn Thị Thanh Minh (46 tuổi, ngụ thôn Sư Lỗ, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) tá túc trong một ngôi nhà tồi tàn rách nát, sống một cuộc sống rất hoang dã, không có sổ hộ khẩu, không giấy khai sinh. Chị Minh là người có vấn đề về thần kinh, đáng thương hơn, người con đầu của chị lại kỳ quái khi ăn cá sống, vừa đi vừa hú, không chịu mặc quần khiến mọi người gọi cậu là 'người rừng'. Đầu tháng 10/2014 vừa qua, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ xây cho chị Minh một căn nhà mới, làm giấy khai sinh cho các con.
Thiếu phụ lúc điên lúc tỉnh
Sau nhiều lần dừng xe hỏi nhà, PV cũng đến được nhà chị Minh. Căn nhà nằm giữa khu dân cư đông đúc và chỉ cách Quốc lộ 1A chừng 200m nhưng xung quanh ngôi nhà cây cỏ dại mọc um tùm, bên trong chẳng khác nào một căn nhà bỏ hoang hàng chục năm.
Cửa xập xệ, tường vách rệu rã. Nhà không có bàn ghế, cũng không có giường. Nơi ba mẹ con chị Minh ngủ được lót bằng vài tấm ván giữa nền nhà, chăn mền là những tấm giẻ rách. Trong nhà không điện cũng không nước. Dù không mở cửa, ngôi nhà cũng chan hòa ánh sáng vì mái ngói trong nhà đã hỏng, lủng lỗ chỗ khắp nơi, trời mưa không có nơi để ngủ.
Trên nền nhà bằng đất lồi lõm nơi cao nơi thấp, chị Minh đặt chiếc kiềng 3 chân, đang sắp củi chuẩn bị nhóm lửa cho bữa ăn trưa. Thấy có người lạ đến nhà, mấy mẹ con tỏ vẻ lo sợ, nem nép nấp sau bờ tường cũ nát. Sau một lúc động viên, phóng viên mới tiếp xúc được với mẹ con họ. Tuy nhiên, chị Minh cũng chỉ ú ớ vài câu và luôn miệng cười. Còn cậu bé khoảng chừng 14 tuổi, trên người không mặc quần, chỉ một “cái áo” cũ rách tơi tả thì không nói được câu nào. Gọi là 'cái áo', nhưng thực ra đó chỉ là một miếng giẻ rách, dính chút vải trên cổ.
Người địa phương cho hay, chị Minh là con út trong gia đình có sáu anh chị em, hai trai bốn gái. Mẹ mất sớm, bố trước đây sống cùng với các con nhưng sau đó đã sang định cư ở Mỹ. Sau khi đi được vài tháng, ông có liên lạc và gửi tiền cho các con, nhưng từ đó đến nay bặt tin, xem như đã mất tích, nếu sống hiện giờ cũng đã ngoài 80 tuổi. Từ nhỏ, chị Minh người hoàn toàn bình thường, chị em nương tựa vào nhau sống dù nghèo nhưng rất đầm ấm, hạnh phúc. Lớn lên mỗi người mỗi cảnh, có người đã mất, có người lấy chồng ở tận miền Nam, người ở quê nhà, ai cũng nghèo khổ như ai.
Một người hàng xóm cũng là họ hàng thân của chị Minh cho biết: 'Khi còn thiếu nữ, cô Minh có nước da rất đẹp, người cao ráo, xinh gái thuộc loại nhất nhì cái làng ni. Tuy không biết chữ nhưng cô ấy có nghề bán đồ vặt ở khu chợ Truồi cũng kiếm ra tiền'. Ở cái tuổi đẹp như trăng rằm, thiếu nữ được rất nhiều chàng trai trong làng để ý và theo đuổi. Thế nhưng vào năm 22 tuổi, chị Minh bỗng nhiên đổ bệnh, hay cười nói một mình, gặp ai gây gổ nấy, bệnh phát được hai tháng thì bỏ luôn việc bán hàng. 'Người quen thân mà thấy mặt mà hắn cũng chửi tới tấp, đuổi không cho vào nhà nên từ đó ít người dám qua chỗ Minh để hỏi thăm, động viên lắm', chị này nói.
Căn nhà mà hiện ba mẹ con này đang ở là nhà của ba chị để lại, vì các anh chị của chị Minh đều đã đi ở riêng. 'Lúc tỉnh thì chị ấy cũng có thể chăm lo cho con như những bà mẹ khác. Thậm chí khi không thấy các con, chị ta đi tìm, la hét hoặc nhờ người khác tìm về giúp. Mỗi lần chị lên cơn là chị lại dùng sào chọc thủng mái ngói, lấy tre rào kín hết các cửa sổ và chạy ra bụi tre trước mặt nhà để trốn. Nhiều năm nay chị Minh đi lang thang trong làng ngoài xã và sống nhờ những đồng tiền lẻ, cơm gạo của bà con xóm làng góp cho. Thi thoảng mẹ con nhà này đi bứt măng để ra chợ đổi thức ăn', một hàng xóm nói.
Con 14 năm sống xa lánh loài người
Do là người không được bình thường nên chị Minh bị nhiều gã đàn ông lợi dụng, nên cha của những đứa trẻ mãi vẫn là một dấu hỏi vì chị Minh không nhận thức được ai là người từng quan hệ tình dục với mình. 14 năm trước, chị Minh bỗng dưng mang thai đứa con trai đầu tiên, sau đó chị lại sinh thêm một cậu con trai năm nay 10 tuổi. Đó là chưa kể lần thứ ba chị sinh một bé gái, nhưng đứa bé yểu mệnh mất sớm.
Cậu bé 'người rừng' sống trong ngôi nhà xã mới xây cho
Đứa con đầu của chị, ở nhà có tên là 'Cu Lớn' năm nay đã 14 tuổi nhưng chỉ mới biết nói bập bẹ tiếng người, sống hoàn toàn theo bản năng. Em không chịu mặc quần mà chỉ mặc một “cái áo” “yêu thích” xám xỉn rách rưới từ nhiều năm nay. Có nhiều lần người trong làng mặc
quần, thay áo mới cho nhưng em đều vứt đi, chỉ khi đưa lại cái áo đó cậu mới chịu mặc. Thân hình em nhỏ thó nhưng chân to. Mái tóc dài, mặt mày luôn lem luốc, chỉ có ánh mắt có vẻ tinh khôn. Cậu bé thường xuyên xuất hiện tại khu vực chợ Truồi, có khi trèo lên đến đèo Phước Tượng, loanh quanh ở đó nhiều giờ, có khi nhiều ngày một cách khó hiểu. Kinh hãi hơn, ban đêm em thường hú như vượn khi đi lại.
Nói về khả năng leo trèo của cậu bé, một người trong thôn cho biết: 'Thằng cu này leo trèo giỏi lắm, như con vượn. Nhà tôi có 3 cây dừa, có hôm tôi thấy nó trèo mà cứ sợ nó ngã xuống thì mình lại bị mang họa, cũng may mọi chuyện đều không sao. Ban đêm nó còn trèo hăng hơn, ai mà không biết chắc chắn tưởng là ma'.
Nhiều người dân ở nơi đây còn nhớ chuyện vào mùa mưa năm ngoái, khi trời mưa mù mịt, nước ruộng dâng cao, Cu Lớn xuống đó bơi lội bắt cá, sau khi bắt được liền nhai sống một cách ngon lành.
Nhìn cảnh tượng đó ai cũng rùng mình. 'Nhưng cũng dễ lý giải vì thằng bé sống hoang dã từ nhỏ, mẹ thả cho lăn lê nên nó sống bản năng như vượn, như khỉ', một hàng xóm nói. Có điều lạ là dù sống một cuộc sống hoang dã như vậy, mọi vật dụng trong nhà rất bẩn thỉu, nước uống, thức ăn khó mà đảm bảo được vệ sinh, nhưng hiện tại ba mẹ con chị Minh chưa hề đau ốm gì.
Chính quyền địa phương khốn khổ
Ông Nguyễn Ngọc Thành, trưởng thôn Sư Lỗ chia sẻ: 'Gia đình chị Minh thuộc diện hộ nghèo của xã nhiều năm nay, mỗi tháng được hỗ trợ 180 nghìn. Nói về gia đình này thì chính quyền địa phương chúng tôi gặp rất nhiều rắc rối. Khổ nhất là vào mùa mưa bão, ba mẹ con của chị Minh cứ 'cố thủ' trong nhà không chịu di dời. Anh em chúng tôi đứng ngoài trời mưa gió, ở trong tuy mấy mẹ con ướt sũng nhưng vẫn chửi ra rả, không chịu đi, nên anh thôn phó bèn túc trực, nếu có sự cố gì thì đành cưỡng bức mà thôi. Rồi mỗi lần địa phương phát gạo, mì tôm cứu trợ hay có chính sách gì, chị Minh bảo phải mang về tận nhà mà phát chứ không chịu lên ủy ban xã ký nhận. Tôi lại phải tốn công xách về'.
May mắn, mẹ và anh trai 'tưng tưng' khác người nhưng cậu con trai 10 tuổi của chị Minh thì được mọi người đánh giá là thông minh, khôn ngoan hoàn toàn như những người bình thường khác. Ngoài ra, người thân nhất của chị Minh là một người anh trai tên Nguyễn Văn Hùng (ngụ thôn Lương Điền Thượng, xã Lộc Điền) nhưng không thấy người này quan tâm gì tới gia đình em gái.
Ông Lê Quốc Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Điền nói về một nỗi khốn khổ khác với ba mẹ con chị Minh: 'Mười mấy năm, hai đứa con của chị Minh không hề có giấy khai sinh, mãi đến tháng 8/2014 vừa rồi chúng tôi mới quyết định phải can thiệp làm giấy cho các cháu'. Do chị Minh có dấu hiệu tâm thần nên hành trình làm giấy tờ cho gia đình này khá nhiêu khê mới đảm bảo đúng quy định. Xã phải nhờ chị ruột của chị Minh ở tận thị trấn Phú Lộc (chị này không có chồng) lên xã nhập khẩu mới đăng ký được giấy khai sinh cho 2 cháu. Do không biết cụ thể thông tin nên cán bộ xã đều chọn ngày 1/1 làm ngày sinh. Các cháu được đặt cái tên trên giấy khai sinh là Nguyễn Hiền (SN 2000) và Nguyễn Văn Hiếu (SN 2004).
Chưa hết, năm 2012 ngân sách có cho tiền để chị Minh xây dựng nhà kiên cố nhưng chị không nhận, lại chửi bới, chính quyền đành chuyển sang cho hộ khác. Vừa rồi, xã đã kêu gọi các nhà hảo tâm, các Mạnh Thường Quân giúp đỡ cho gia đình đáng thương này và kết quả được 52 triệu đồng. Ủy ban xã giao cho Ban quản lý thôn Sư Lỗ chịu trách nhiệm gọi thợ thầy, trông coi vật liệu để hoàn thiện ngôi nhà trên mảnh đất của chị Minh. Hiện tại căn nhà đã xây dựng cơ bản hoàn thiện, dự kiến khoảng cuối tháng 10/2014 sẽ đưa ba mẹ con này vào nơi ở mới, thay thế căn nhà tuềnh toàng, chờ sập trước mùa mưa bão. 'Chúng tôi đang tính đến phương án nếu mẹ con chị Minh không chịu ở nhà mới mà lại đòi ra nhà cũ, thì chắc chúng tôi phải phá cái nhà cũ đi', vị Phó Chủ tịch xã cho hay. Ông Việt vui vẻ cho biết thêm, với cậu bé 'người rừng', hiện lãnh đạo xã đang tính cách tạm thời cách ly cậu với mẹ, đưa em vào Trung tâm bảo trợ xã hội để cậu bé hòa nhập với mọi người.
Chắc chắn điều này sẽ gặp nhiều khó khăn vì chị Minh qua nhiều lần tiếp xúc, bản năng làm mẹ đều cho thấy không hề muốn xa con, sẵn sàng chửi rủa cào cấu bất cứ ai có ý định đưa con chị đi. Còn với em Nguyễn Văn Hiếu, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên xã đã thuyết phục được chị Minh, hiện em đang theo học lớp 1 trường tiểu học Sư Lỗ Đông. Người mẹ tâm thần bắt con chỉ được học buổi sáng, buổi chiều phải ở nhà với mình.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Đấu giá biển số vừa diễn ra, đắt nhất ở tỉnh thành nào?
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Loại gỗ quý hiếm 800 năm mới được thu hoạch, được mệnh danh ‘vàng đen’ và nằm trong Sách đỏ Việt Nam
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Từ 15/1/2025: Đi xe máy mới mua chưa có đăng ký xe và chưa có biển số sẽ bị CSGT tịch thu, đúng không?
- 230 triệu năm trước, có một trận mưa kéo dài suốt 2 triệu năm, đưa loài khủng long lên vị trí thống trị
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước