Nói là người già chứ người trẻ như mình, thanh niên còn chẳng dám mạo hiểm sang đường ở thủ đô, không cẩn thận mất mạng như chơi!
Ban ngày còn thế, sang đường mà nhá nhem tối, đường ít điện thì coi chừng, đừng có liều. |
Mẹ tôi bảo, có cho tiền mẹ cũng không dám sang đường một mình ở Hà Nội. Ngày đó, tôi là sinh viên, nhớ có lần đón mẹ lên chơi, mẹ bảo mẹ không dám lên. Hỏi vì sao thì mẹ bảo, lên đó nếu mà không có tôi, mẹ chỉ ở nhà, không dám đi ra ngoài đường. Vì có đi cũng không biết đi kiểu gì, đi xe rồi cũng phải đi bộ. Mà đi bộ sang đường thì chắc chỉ có đường chết, người ta cứ đi ầm ầm, phóng ầm ầm, lao ầm ầm, có ai mà dám đi đâu. Liều là chết…
Nghĩ lại, mẹ tôi nói không sai. Đó là chuyện của mấy năm về trước. Bây giờ mình đã ra trường, đi làm được bao nhiêu năm rồi mà cái chuyện sang đường ở Hà Nội vẫn là nỗi ám ảnh của tôi. Mình thì không phải người già, còn thanh niên trai tráng mà mỗi lần sang đường cũng khiếp. Có hôm đang định sang đường thì có cái xe máy phóng vèo qua, hết hồn. Rồi lại đợi cái xe máy đi qua thì lại có cái xe tải đi tới, thế là tôi buộc phải quay ngược lại, không dám đi nữa.
Ban ngày còn thế, sang đường mà nhá nhem tối, đường ít điện thì coi chừng, đừng có liều. Có khi phải mua cái đèn nháy, giống cái mà người ta hay cổ vũ ca sĩ trong sân khấu lớn ấy, rồi giơ lên, làm hiệu cho họ biết, chứ không thể làm liều được. Đến bây giờ, đã ở Hà Nội bao nhiêu năm rồi mà sang đường vẫn là nỗi ám ảnh của tôi chứ đừng nói gì người già.
Mấy cô, mấy bác ở quê lên thì phải có người dắt. Các cụ ông, cụ bà thì chắc chắn không bao giờ sang đường được ở Hà Nội. Một phần là đường đông, phần nữa là, ý thức tham gia giao thông của người mình kém. Cứ phóng ầm ầm, không biết nhường ai. Thậm chí, có chỗ dừng đèn đỏ cho người đi bộ sang đường cũng không ai chịu dừng. Họ cho cái đèn ở chỗ ấy là vô giá trị, với lại họ không đánh giá cái việc sang đường là việc quan trọng. Giống như chỉ có ông đi xe máy, đi ô tô mới là người có việc, còn những người đi bộ thì chẳng có việc gì vậy. Ý thức tham gia giao thông là thế, hỏi sao người đi bộ thật sự khó sang đường. Mắc một hệ thống đèn báo hiệu tốn bao nhiêu tiền, chả lẽ mắc ra để chơi sao mà người đi xe không có ý, có tứ nhường đường cho người đi bộ?
Nếu mà đoạn không có đèn thì họ chỉ biết lao thôi, dành phần cho người đi bộ hoặc là nhường cho họ một chút cũng không được. Sang đường thì nguy hiểm, lao như thế chả trách có bao nhiêu vụ tai nạn xảy ra ngoài đời thường chỉ vì việc đi bộ. Lại còn chuyện vượt đèn đỏ nên dù có đèn đỏ, người đi bộ sang đường cũng chưa chắc đã an toàn đâu nhé.
Đến bây giờ, việc sang đường vẫn là nỗi ám ảnh, ác mộng của nhiều người. Giá mà mỗi người có ý thức hơn một chút, tham gia giao thông ‘nhẹ nhàng’ hơn một chút thì có phải rất tốt cho người đi bộ hay không? Đến bao giờ người mình tham gia giao thông mới ý thức hơn được chút, đến bao giờ mới không có tình trạng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông…?
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%