Nhiều ý kiến cho rằng người đồng tính muốn kết hôn thì phải được xác định lại giới tính.
Hương Giang Idol (trái) và Lâm Chí Khanh là hai ngôi sao chuyển giới đình đám Vbiz |
Không ủng hộ hôn nhân đồng giới
Chuyện quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính vốn đã làm tốn khá nhiều giấy mực của báo chí. Mới đây, vấn đề này tiếp tục được Bộ Tư pháp đề cập trong quá trình lấy ý kiến để sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình.
Khảo sát của Bộ Tư pháp cho thấy, trái với ý kiến của các chuyên gia pháp lý và xã hội học, khá nhiều ý kiến của các địa phương không ủng hộ việc kết hôn đồng giới vì cho rằng nó không phù hợp với chức năng xã hội của hôn nhân. Hơn nữa, đây cũng là một trong những vấn đề xã hội nhạy cảm, liên quan đến quan niệm truyền thống về hôn nhân và gia đình. Do đó, cần tiếp tục duy trì quy định về cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính như quy định hiện hành.
Trong ý kiến gửi tới Bộ Tư pháp, UBND thành phố Hà Nội khẳng định: Luật quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính là phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống của người Việt Nam cũng như mục đích của việc kết hôn. Cũng theo UBND thành phố Hà Nội, hiện nay, hiểu biết của xã hội về đồng tính còn rất hạn chế. Đa số đang hiểu sai ít hoặc nhiều về người đồng tính. Từ nhận định này, UBND thành phố Hà Nội đề nghị Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình tiếp tục quy định cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính như luật hiện hành, không can thiệp vào việc sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính, không quy định về quyền và nghĩa vụ giữa các bên cùng giới tính trong quan hệ chung sống như vợ chồng để đảm bảo sự phù hợp về tâm, sinh lý của các cặp vợ chồng và phong tục, tập quán của người Việt Nam.
Cùng quan điểm, Sở Tư pháp Thanh Hóa đề nghị tiếp tục duy trì việc cấm kết hôn giữa những người đồng giới với lập luận: Kết hôn giữa những người đồng giới có thể xem là một hiện tượng không những không phù hợp với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống gia đình Việt Nam mà còn là hiện tượng phản khoa học, trái ngược với quy luật phát triển bền vững của xã hội do hôn nhân được xác lập trên cơ sở sự kết hôn của người cùng giới tính sẽ không đảm bảo được chức năng của hôn nhân gia đình là tái sản xuất ra con người để duy trì nòi giống.
Phải xác định lại giới tính
Mặc dù không ủng hộ hôn nhân đồng tính, nhưng một số ý kiến đề xuất việc quy định về kết hôn sau khi đã xác đinh lại giới tính. Theo UBND TP Hà Nội, pháp luật về dân sự và pháp luật về hộ tịch đã quy định việc xác định lại giới tính, do vậy pháp luật về hôn nhân gia đình cần có quy định cụ thể việc kết hôn của người đã được xác định lại giới tính.
Theo ý kiến của Sở Tư pháp Thanh Hóa, hiện nay tại Việt Nam cộng đồng người đồng tính ngày càng có xu thế mở rộng, cùng với nhu cầu được kết hôn hoặc chung sống với nhau ngày càng tăng lên từ đó làm phát sinh các quan hệ về nhân thân, tài sản hoặc về con (con nuôi, con thụ tinh ống nghiệm...). Vì vậy, cần phải có cơ chế pháp lý để điều chỉnh các quan hệ này bằng cách bổ sung quy định về hậu quả pháp lý của việc sống chung của những người đồng giới.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, việc xác định lại giới tính chỉ áp dụng cho những trường hợp khuyết tật bẩm sinh về giới tính và giới tính không hoàn chỉnh sẽ được xem xét. Còn những người có giới tính đã hoàn chỉnh về nhiễm sắc thể và bộ phận sinh dục thì pháp luật Việt Nam không cho phép.
Hiện nay, đã có một số trường hợp chuyển giới công khai danh tính, trong đó có một số người được công chúng biết đến do ở trong giới nghệ sỹ. Tuy nhiên, nếu theo quy định thì với những người chuyển giới như vậy, muốn xác định lại giới tính cần đi khám, kiểm tra bộ nhiễm sắc thể xem họ có bị nữ lưỡng giới giả hay không. Từ đó, mới được xác định lại giới tính.
Cơ quan tố tụng thận trọng
Kết hôn giữa những người cùng giới tính không phải là vấn đề mới trên thế giới nhưng tại Việt Nam nó là vấn đề đang được bàn cãi. Theo một số thẩm phán, việc những người có cùng giới tính chung sống như vợ chồng, có các mối quan hệ về tình cảm, tài sản chung, con cái phát sinh đã xảy ra nhiều trên thực tế. Tuy nhiên, vì chưa có quy định của pháp luật để điều chỉnh nên khi có tranh chấp xảy ra, đương sự đưa vụ việc ra toà án thì sẽ khiến các cơ quan tố tụng lúng túng. Bởi vậy, theo các chuyên gia, đây là vấn đề cần thận trọng cân nhắc khi đưa vào luật.
Cũng theo khảo sát của Bộ Tư pháp, đa số ý kiến của các cơ quan tố tụng, trong đó có toà án các cấp, cho rằng: Cần có thời gian nghiên cứu, có đánh giá tác động về mặt xã hội một cách toàn diện về loại quan hệ này và sau đó mới cân nhắc, xin ý kiến các cơ quan chức năng về việc nên hay không nên đưa vấn đề hôn nhân đồng tính vào Luật Hôn nhân và gia đình.
Ông Nguyễn Minh Thuyết- Nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng: “Công nhận quyền của nhóm dân cư này, xã hội không mất gì cả mà chỉ được- được cho cả nhóm dân cư này và lợi ích chung của xã hội”.
Với lo ngại về khả năng hôn nhân đồng giới có thể làm xói mòn các giá trị gia đình truyền thống, TS. Nguyễn Thu Nam (Viện Chiến lược và chính sách y tế) cho rằng, con số thống kê giữa các nước thừa nhận và không thừa nhận liên quan đến nội dung khảo sát này không khác biệt. Thậm chí, việc thừa nhận hôn nhân đồng giới mang lại hình ảnh thuyết phục về sự bình đẳng, tôn trọng quyền cá nhân, quyền con người.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?