"Từ khi có thông tin xử phạt xe không sang tên, tôi toàn đi xe bus. Từ mai, tôi lại yên tâm đi làm bằng xe máy", chị Dung (Giải Phòng, HN) cho biết.
Chính Phủ đề nghị CSGT chưa phạt xe không chính chủ. (Ảnh minh họa) |
Chiều qua (29/11), tại buổi họp báo thường kỳ Chính Phủ, chủ đề "nóng" xe chính chủ tiếp tục được nhiều phóng viên quan tâm.
Trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Vũ Đức Đam cho hay việc chuyển quyền sở hữu phương tiện giao thông không phải là chủ trương mới. "Quy định việc xử lý hành vi vi phạm về sang tên đổi chủ đã có từ rất lâu. Năm 2005 được điều chỉnh và chuyển sang xử lý chủ phương tiện. Lần này, chúng ta lại tiếp tục sửa đổi nên đây không phải chủ trương mới", ông Đam nói.
Tuy nhiên, theo ông Đam, dù không phải chủ trương mới nhưng việc triển khai gây nhiều ý kiến trái chiều, bức xúc trong dư luận. Bộ Tư pháp cũng cho rằng, việc điều chỉnh là cần thiết nhưng khi thực hiện chưa "thông" với nhân dân. Xử phạt hành vi không chuyển đổi phương tiện lại được chuyển thành truy cứu trách nhiệm nên cần phải thực hiện cho đúng bản chất của sự việc.
"Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì cùng các Bộ, ngành khẩn trương soạn thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 71 cho đúng. Trong quá trình chờ thông tư hướng dẫn mới, CSGT tạm thời chưa được thực hiện việc xử phạt hành vi vi phạm không chuyển quyền sở hữu phương tiện”, ông Đam khẳng định.
Ông Đam cũng cho biết thêm, phí sang tên đổi chủ như hiện nay là quá cao, công thêm các thủ tục rắc rối nên chủ các phương tiện ngại sang tên, nhất là xe máy được mua đi bán lại nhiều lần. Hiện, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xem xét, nghiên cứu để kiến nghị một mức phí hợp lý.
Trước thông tin từ phía Chính phủ khẳng định chưa xử phạt xe không chính chủ, nhiều người dân thở phào nhẹ nhõm.
"Đề nghị của Chính phủ hoàn toàn đúng với nguyện vọng của người dân. Tôi cho rằng việc sang tên đổi chủ phương tiện giao thông là hết sức cần thiết nhưng phải thực hiện có lộ trình và tạo những điều kiện thuận lợi để người dân ủng hộ. Khi người dân chúng tôi cảm thấy chưa hợp lý như việc áp dụng ngay mức xử phạt quá cao như vừa rồi, tất nhiên chúng tôi sẽ bức xúc", anh Bùi Văn Đường, một kỹ sư xây dựng đang sống tại Cổ Nhuế, Từ Liên, Hà Nội nói.
Chị Nguyễn Thị Dung ở số nhà 15, ngõ 134, Giải Phóng, Hà Nội cũng đồng tình với việc cần có điều chỉnh trước khi áp dụng Nghị định 71 vào thực tế: "Xe máy tôi đang đi giấy tờ đầy đủ nhưng là xe không chính chủ, chưa sang tên được. Từ khi có thông tin về việc xử phạt xe không sang tên, tôi toàn đi xe bus, không dám đi xe máy đi làm. Từ mai có thể yên tâm đi làm bằng xe máy. Khi có điều chỉnh hợp lý về mức phí, thủ tục, chắc chắn tôi sẽ nghiêm chỉnh thực hiện".
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?
- Hà Nội sắp có tuyến đường sắt trên cao đến sân bay Nội Bài
- Ông Trump phát biểu mừng chiến thắng
- Khúc gỗ siêu quý hiếm ở Việt Nam có giá 10 tỷ, niên đại 5.000 năm tuổi, tỷ phú đô la cũng chưa chắc mua được