Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ yêu cầu bộ Công an chỉ đạo các lực lượng cảnh sát giao thông chưa thực hiện xử phạt xe không chính chủ.
Tạm dừng kiểm tra, xử lý xe không chính chủ để chờ ban hành thông tư hướng dẫn Ảnh: Chí Hiếu |
Đó là nội dung tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 29/11 vừa qua. Bộ trưởng Đam nói: Nghị định (71) quy định phạt hành vi không sang tên đổi chủ là không sai nhưng việc xử phạt như thời gian qua trở thành truy cứu người điều khiển có phải là chủ phương tiện hay không, như vậy là việc thực hiện không đúng quy định của nghị định chứ bản thân nghị định không sai. Theo bộ trưởng Đam, nếu nhìn lại cả một quá trình dài trước đó thì chủ trương quy định phạt xe không chính chủ này không mới, đã có từ cuối những năm của thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Tiếp đó đến năm 2003 đã có quy định rõ thêm. Tuy nhiên “quy định lúc đó nhằm vào người điều khiển phương tiện”, ông Đam giải thích. Vẫn theo ông, sau đó, năm 2005 quy định xử lý hành vi này tiếp tục được sửa lại và xử lý hành vi này đối với chủ phương tiện. Đến năm 2007, rồi ghị định lần này tiếp tục sửa… “Vì thế, đây không phải là chủ trương mới nhưng việc tổ chức thực hiện nghị định này đúng là “có gây ra phản ứng khác nhau trong xã hội”, ông Đam thừa nhận.
Sau buổi họp báo, trao đổi thêm với các phóng viên, ông Đam nhấn mạnh, tại phiên họp ngày 29/11 Thủ tướng đã giao bộ Công an sớm ban hành thông tư hướng dẫn và trong khi đó thì bộ Công an chỉ đạo cảnh sát giao thông dừng việc kiểm tra xử phạt hành vi này.
“Chính phủ đã yêu cầu bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ làm thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định này cho đúng bản chất sự việc. Vấn đề thứ hai là phí sang tên lần này cao quá, cộng với thủ tục nên thực tế các phương tiện xe máy có giá trị không cao được sang tên nhiều lần nên Chính phủ giao cho bộ Tài chính chủ trì cùng các bộ xem xét đánh giá lại, kiến nghị mức phù hợp, đồng thời yêu cầu xem lại quy trình sang tên xe cũ sao cho thực hiện được thuận tiện nhất”, bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Đam cũng bày tỏ thêm, có rất nhiều vấn đề, hành vi trong xã hội cần phải quy định để điều chỉnh trong văn bản pháp luật sao cho xã hội tuân thủ theo pháp luật, đúng kỷ cương và thông lệ quốc tế. “Ai cũng biết khi tài sản thì phải đăng kí sở hữu, nhất là động sản như phương tiện. Thực tế nếu không có quy định hướng đến chính chủ thì rất khó khăn nếu phương tiện này trở thành phương tiện của các hành vi vi phạm pháp luật”, ông dẫn chứng. Vì thế, theo ông, phải cùng nhau tuyên truyền bởi không loại trừ trường hợp “có cái đúng mà không tuyên truyền, tuyên truyền không tốt thì cũng có thể tổ chức thực hiện khó khăn”, ông lưu ý.
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Việt Nam sở hữu 1.000 cây gỗ quý được xem như báu vật, một khúc cũng có giá tiền tỷ
- Tháng 1/2025: Miền Bắc khả năng xảy ra nhiều ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất bao nhiêu?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học